HUYỆT THIẾU TRẠCH

少澤穴

SI 1 Shǎo zé xué (Chao Tsré).

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Xuất xứ của huyệt Thiếu Trạch:

«Linh khu – Bán du».

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Tên gọi của huyệt Thiếu Trạch:

– “Thiếu” có nghĩa là non nhỏ, trẻ. Ớ đây nói tới Tiểu-trường.
– “Trạch” có nghĩa là chồ nước dọng lớn, hoặc thấm ướt, cái gì nhờ để tưới, tắm tưới đều gọi là Trạch.
Huyệt nằm trên đầu của ngón tay út, ngang mức với Thiếu xung. Nó cũng là huyệt Tỉnh Kim của kinh này và Tỉnh Kim được xem như là làm ẩm ướt. Sự lưu thông của khí và huyết ở huyệt này là nhỏ giống như nước nằm phẳng lặng trong giếng. Do đó mà có tên là Thiếu trạch.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giúi” ghi rằng: “Thiếu là nhỏ, huyệt ở đầu ngón tay út nơi chỗ trũng xuống, cách một phân góc ngón tay. Tỉnh huyệt của Thủ Thái-dương mạch, Tâm mạch giao với huyệt này, Tâm hợp với Tiểu-trường tựa như núi và đầm (Sơn trạch) thông khí với nhau nên gọi là Thiếu trạch”.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Tên Hán Việt khác của huyệt Thiếu Trạch:

Tiểu cái, Tiểu kết.

Huyệt thứ:

1 Thuộc Tiểu-trường kinh.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Đặc biệt của huyệt Thiếu Trạch:

“Tính” huyệt, thuộc “Kim”.

Mô tả của huyệt Thiếu Trạch:

1. Vị trí xưa:

Đầu ngón tay út, bờ ngoài chỗ hỏm cách gốc móng tay chừng 1 phân (Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

2. Vị trí nay:

Ớ ngón út phía tay trụ, cách góc móng tay chừng 0,1 thốn. Huyệt trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiếu Trạch:

là giữa chỗ bám gân ngón út của cơ gấp chung sâu các ngón tay và gân ngón út của cơ duỗi chung các ngón tay, bờ trong của đốt 3 xương ngón tay út – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây trụ và quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C8.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Hiệu năng của huyệt Thiếu Trạch:

Thanh tâm hỏa, tán phong nhiệt, thông sữa.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiếu Trạch:

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

1. Tại chồ, theo kinh:

Đau đầu, đau thần kinh cánh tay trước.

2. Toàn thân:

Nội tiết sữa giảm, viêm tuyển vú, tâm thần phân liệt.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Lâm sàng của huyệt Thiếu Trạch:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thái dương trị sưng vú (Ngọc long). Phối Hợp cốc, Chiên trung trị đàn bà không có sữa (Đại thành). Phối Phục lưu, Côn lôn trị sốt lạnh không ra mồ hôi (Tư sinh).

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Dịch môn, Tam lý, Ngũ lý trị đau nhức cánh tay trước. Phối Tình minh, Thái dương, Hợp cốc trị mộng thịt. Phối Nhũ căn, Chiên trung, A-thị-huyệt trị thiếu sữa, sưng vú.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, hướng mũi kim lên trên, sâu 0,1 thốn, hoặc dùng kim tam lăng chích xuất huyết, tại chỗ có cảm giác căng đau.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

Tham khảo của huyệt Thiếu Trạch:

1. «Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Lạnh run, dùng ngón tay út, nóng lạnh mồ hôi không ra được, đau đầu, sưng tắc họng lưỡi quíu, giữa ngón út nóng, trong miệng nóng, tâm phiền, đau tim, bờ trong cánh tay và sườn đau, điếc, ho, co rút, họng khô, nhức đầu không quay được, dùng Thiếu trạch làm chủ”.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

2. «Thiên kim» ghi rằng: “Thiếu trạch, Phục lưu, Côn lôn chủ trị ngược hàn mồ hôi không ra.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiếu trạch chủ về ngược hàn nhiệt, mồ hôi không ra, họng sưng tắt, cứng lưỡi, họng khô, tâm phiền, mũi đau co rút, ho, trong miệng chảy nước nhớt dãi, cổ họng cứng không di động được, mắt mộng thịt, đau đầu“.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Mắt mộng thịt dùng Thiếu trạch, Can du làm chủ”. (Phàn tình công Thiêu trạch, Can du chi sỏ”.

5. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng “Đau tim ăn vào mửa ra châm Lao cung, nếu hàn thì cứu Thiếu trạch” (Tâm thống phiên vị thích lao cung, hàn giả Thiếu trạch cứu thủ chỉ).
6. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt này là “Tỉnh huyệt” của Thủ Thái-dươhg kinh.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

7. Huyệt này theo “Giáp ất” còn gọi là Tiểu cát, “Đồ dực” gọi là Tiểu kết.
8. Thiếu trạch là huyệt có tác dụng tán phong giải biểu, hoạt lạc thông kinh, nên có thể dùng trong các chứng đau đầu do biểu chứng sốt lạnh không có mồ hôi. Nó còn có thể thông lạc thanh nhiệt, là một trong huyệt chính để trị sưng đau vúsữa không thông.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH

9. Tại sao huyệt Thiếu trạch có thể thông sữa ?
Tâm và Tiểu trường có quan hệ biểu lý; kinh mạch, kinh biệt và lạc mạch của Thủ khái dương Tiểu trường đều nhập vào Tâm, Thủ Thiếu âm kinh cân “áp đi vào trong vú” {hiệp nhũ lý, Linh khu – Kinh cân). Tâm chủ huyết, nhũ là huyết hóa ra, tâm huyết bất túc hoặc khí huyết uất trệ thi có thể gây ra nhũ trấp không thông. Thiếu trạch là Tỉnh huyệt của Tiếu trường kinh, có thể điều đạt khí huyết để thông nhũ trấp, lịch đại y gia cũng như người đời sau ứng dụng trên lâm sàng đều thu hiệu quả tốt.

HUYỆT THIẾU TRẠCH
HUYỆT THIẾU TRẠCH
Bài trướcHUYỆT THIẾU THƯƠNG
Bài tiếp theoHUYỆT THIẾU XUNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.