HUYỆT TÍN HỘI
囟會穴
GV 22 Xìn huì xué
Xuất xứ của huyệt Tín Hội :
«Linh khu – Nhiệt bệnh>>.
Tên gọi của huyệt Tín Hội :
– “Tín” có nghĩa là thóp, chỗ trước đỉnh đầu.
– “Hội” có nghĩa là họp, ở đây đặc biệt nói đến vị trí của thóp.
Huyệt nằm ở thóp (lúc bé rờ vào thấy động mạch đập hoặc thấy nhảy), do đó có tên là Tín hội.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt đ phía sau Thượng tinh 1 thốn, chỗ hỏm ở giữa xương. Đây chính là nơi lúc trẻ con xương sụn mềm đỉnh đầu chưa hoàn thành, thấy có nhảy tục gọi là Tín môn (thóp thỏ), phía trước gọi là Tín hội. Huyệt ở nơi này nên gọi tên là Tín hội”.
Tên đọc khác của huyệt Tín Hội :
Tỉnh hội.
Tên Hán Việt khác của huyệt Tín Hội :
Qủy môn, Đỉnh môn, Lò môn, Lô thượng.
Huyệt thứ :
22 Thuộc Đốc mạch.
Mô tả của huyệt Tín Hội :
1. Vị trí xưa :
Chỗ hỏm sau huyệt Thượng tinh 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Xác định huyệt Bách hội, đo tới trước 3 thốn, ở giữa thóp trước. Khi điểm huyệt ngồi thẳng hay dựa đầu ra sau.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tín Hội :
là cân sọ, thóp trước – Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh c2 hoặc dây sọ não số V!.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tín Hội :
1. Tại chỗ, theo kinh:
Đau đầu, xâm xoàng.
2. Toàn thân:
Viêm mũi, trĩ mũi, động kinh trẻ con
Lâm sàng của huyệt Tín Hội :
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Ngọc chấm trị nhức đầu (Bách chứng) Phối Bách hội trị ngủ nhiều (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Chi cấu, Huyêt hải trị não bầm huyết. Phối Bách hội, Thái dương trị chóng mặt. Phối Chi cấu, Huyết hải, Tam-âm giao trị chóng mặt do huyết hư.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
* Chú ý
– Dưới 8 tuổi không nên cứu vì thóp trước chưa khít (Đồng nhân).
– Ngộ châm làm té xỉu, nên dùng huyệt Phong môn đê giải cứu.
Tham khảo của huyệt Tín Hội :
1. <<Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau đầu mặt xanh, dùng Tín hội làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Động kinh nôn ra đàm dãi, té xỉu lần lần, sợ gió mặt sưng đỏ, dùng Tín hội làm chủ. Co quắp co giật chọn huyệt Mệnh môn, Bách hội và Thiên trụ, Cách du, Thượng quan, Quang minh làm chủ”.
3. «Ngoại đài thọ thế phương» ghi rằng: “Chảy máu mũi, lấy bùn ở đáy giếng trộn với rêu đắp lên thóp thì cầm”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Chảy máu mũi, cứu Tín hội, Thượng đính, Tín hội, Tiền đính, Bản thần, Phiên trụ chủ trị trẻ con động kinh”.
5. <<Ngọc long ca» ghi rằng: “Trúng phong cấm khẩu bất trị, cần phải biết huyệt Đính môn ở chân tóc trước nên hướng vào Bách hội để bổ hay tả tức tỉnh ngay” (Trúng phong bất ngữ, tôi nan , phát tê Đính môn huyệt yếu tri, canh hướng Bách hội minh bô tả, tức thời tô tỉnh miễn diệt nguy).
6. Tin hội, theo “Thiên kim” còn gọi là Tín thượng, Quỷ môn, “Ngọc long kinh” gọi là Đính môn: “Kỳ kinh bát mạch khảo” gọi là Tín môn.