HUYỆT TỨ MÃN Ở ĐÂU?
四满穴
K 14 Sì mǎn xué (Seu Mann, Se Mann)
Xuất xứ của huyệt Tứ Mãn từ đâu?
Sách <<Giáp ất>>.
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Tứ Mãn là gì?
– “Tứ” có nghĩa là bốn hay thứ tư.
– “Mãn” có nghĩa là no, đầy, no đủ.
Huyệt thứ mười bốn của Thận kinh nằm trên bụng, châm vào đó có thể cải thiện được việc quá no, trướng mãn, tắt ruột và những cảm giác sinh bụng. Do đó mà có tên là Tứ mãn.
Theo “Thái ngải thiên” ghi rằng: “Tứ mãn, là khí huyết thực tích thủy thấp. Hễ người bị đầy trướng, huyệt này có thể chữa được, có ý lấy việc sở trị và chủ trị của nó mà đặt tên”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Tứ Mãn là gì?
Tủy phủ, Tủy không.
Huyệt thứ:
14 Thuộc Thận kinh.
Đặc biệt của huyệt Tứ Mãn là gì?
Hội của Túc Thiếu-âm, Xung mạch.
Vị trí của huyệt Tứ Mãn nằm ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Dưới huyệt Trung chú 1 thốn, cách đưồng giữa bụng 0,5 thốn (Giáp ất).
2. Vị trí nay :
xác định huyệt Thạch môn (dưới rốn 2 thốn) xong đo ra 0,5 thốn. Khi điểm huyệt nằm ngửa.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tứ Mãn là gì?
là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non, Bàng- quang (khi bí tiểu) tử cung (khi có thai 5-6 tháng) – Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sưòn dưói và dây bụng sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh TI 1.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tứ Mãn là gì?
Tại chỗ, Theo kinh:
Kinh nguyệt không đều, bạch đới, chứng không mang thai, nhiễm trùng đường tiểu, ỉa chảy.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Tứ Mãn là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Nhiên cốc trị bụng căng cứng (Tư sinh) Phối Thạch môn trong ngũ tạng có huyết xấu (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thái xung, Trung cực, Cách du trị băng lậu. Phối Trung quản, Lương môn, Cách du, Trung đô trị tích tụ Sưng khối trong bụng.
Phương pháp châm cứu:
1. Chàm Thắng, sâu 1 – 1,5 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ớn cứu 10 20 phút.
Tham khảo của huyệt Tứ Mãn:
1. <<Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Dưới rốn tích tụ, trừng hà, thoát vị, Bàng-quang có máu, dùng Tứ mãn làm chủ”. Lại ghi rằng: “Phát lạnh, bụng lớn cứng như đá, dùng Tứ mãn làm chủ”.
2. «Thiên kim» quyển thứ 3 ghi rằng: “Kinh nguyệt không đều, khí bôn đồn chạy lên chạy xuống, không con, cứu Tứ mãn 30 lửa, huyệt ở hai bên Đơn điền đo ra nữa thốn”.
3. «Tư sinh» ghi rằng: “Tứ mãn, Thạch môn, trị tạng có ác huyết, đau tức ngược bên trong”.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị tích tụ, sán hà, kiết lỵ, Đại-trường có nước, đau thắt dưới rốn, phát lạnh, đỏ đau khóe mắt trong, phụ nữ kinh không đều, ác huyết đau đớn, bôn đồn chạy lên chạy xuống, không con”.
5. Càn cứ vào “Giáp ất” ghi rằng Tứ mãn là nơi hội của Xung mạch, Túc Thiếu-âm.
6. Huyệt Tứ mãn, theo “Giáp ất” còn có tên Tủy phủ, “Tụ anh” gọi là Tủy trung.