HUYỆT CHƯƠNG MÔN

章门穴

Liv 13 Zhàngmén (Chang Menn)

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

Xuất xứ của huyệt Chương Môn:

«Mạch kinh»

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Chương Môn :

– “Chương” có nghĩa là rõ rệt, sáng sủa, rõ ràng, văn vẻ, phân minh.
– “Môn ” có nghĩa là cửa.
Huyệt thuộc Túc Quyết-âm Can kinh, được đại diện bởi màu xanh và mùa xuân, biểu hiện sự sáng sủa. Nơi vùng nghi bệnh được so sánh vói cửa ngõ, do đó mà có tên là Chương môn.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Chương môn là khí của ngủ tạng, cửa ngõ của các kinh giao với nhau ra vào, nên được gọi là Chương mòn”.
Tên Hán Việt khác Trường bình, Lạc liêu, Quí lặc.
Huyệt thứ 13 Thuộc Can kinh
Đặc biệt Mộ huyệt của Tỳ. Hội huyệt của tạng. Hội của Túc Thiếu-dương, và Túc Quyết-âm.

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

Mô tả huyệt của huyệt Chương Môn:

1. Vị trí xưa:

Huyệt ở ngang rốn. Từ Đại hoành đo ra đầu mỏm xương sườn cụt 11 (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).

2. VỊ trí nay:

Dưới đầu của xương sườn cụt thứ 11.

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Chương Môn :

là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, đầu xương sườn 11, phúc mạc. Dưới nữa là bờ dưới gan hay lách, Đại-trường lên hoặc xuống – Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới cùng và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T 10.

Hiệu năng của huyệt của huyệt Chương Môn:

Tán hàn khí ở ngũ tạng, hóa tích trệ ở trung tiêu, tiêu đàm ứ, trợ vận hóa.

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Chương Môn:

1. Tại chỗ:

Tỳ sưng lớn, viêm gan, đau cạnh sườn, đau ngực, đau thắt lưng.

2. Theo kinh :

Sôi bụng, đầy bụng, đau hông sườn.

3. Toàn thân:

Tiêu hóa kém, sình ruột ăn không ngon, sốt rét, buồn nôn.

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

Lâm sàng của huyệt Chương Môn:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Thái bạch, Chiếu hải, trị đại tiện bón (Đại thành). Phối Chiêu hải, Chi câu, Thái bạch trị đại tiện không thông (Đại thành), Trị bĩ mãn (Thắng ngọc).

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thực độc, Chi cấu, Dương Lăng-tuyển trị đau hông sườn. Phối Thiên khu trị nuốt chua. Phối Thiên khu, Quan nguyên, Thận du trị kiết lỵ, Phối Kỳ môn, VỊ du, Bĩ căn trị sán máng làm gan tỳ sưng lớn. Phối Tỳ du, Thiên khu, Túc Tam-lý trị viêm ruột mãn tính. Phối Túc Tam-lý, Lương môn trị bụng trướng, tiêu hóa kém. Phối Dương Lăng-tuyền trị đau hông sườn. Phối Nội quan trị nấc cụt không ngót.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng hoặc xiên, sâu 0,8 – 1 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức, đồng thời chạy tê ra sau thành bụng
2. Cứu 3 lửa
3. Ôn cứu 10-30 phút
* Chú ý Phía dưới huyệt, bên phải là gan, bên trái là tụy tạng, bệnh gan tụy lổn không được châm sâu.

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

Tham khảo của huyệt Chương Môn:

1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Bôn đồn, bụng trướng, dùng Chương môn làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyền thứ 9 ghi rằng: “Đau thắt lưng không quay được, dùng Chương môn làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau cứng cột sống thắt lưng, tứ chi bải hoải, hay giận, ho, thiếu khí, uất ức khó thỏ, quyết nghịch, vai không nâng lên được, mã đao, rò, đau mình mảy, chọn huyệt Chương môn làm chủ”.
4. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Chương môn chủ về đau tim mà nôn, Chương môn chủ về tứ chi bải hoải hay giận tức, Chương môn chủ về ăn uống không tiêu, không muốn ăn”.
5. «Đại thành» quyển thứ 7 ghi rằng: “Chương môn chủ trị về sôi ruột, tiêu hóa kém, đau sườn không nằm được, họng khô phiền nhiệt, không thích ăn, đau hai bên hông sườn, suyễn, đau tim nôn mửa, ăn uống vào nôn ra ngay, đau thắt lưng khó di chuyển, cột sống thắt lưng đau lạnh, đái nhiều, bạch trọc, thương thực mình ốm nhom vàng khè, cứng cột sống, tứ chi bải hoải, hay giận dữ, thiếu khí quyết nghịch, đau vai cánh tay không nâng lên được”.
6. Theo “Giáp ất” huyệt Chương môn còn gọi là Trường bình, Lặc liêu.
7. Căn cứ theo “Mạch Kinh”, huyệt này là “Mộ huyệt” của Đởm, lại là “Tạng hội” của Bát hội huyệt. “Giáp ất” ghi huyệt Chương môn là nơi hội của Túc Quyết-âm, Thiếu-âm. “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi huyệt này là nơi hội của Túc Quyết-âm, Đới mạch“.

HUYỆT CHƯƠNG MÔN 
HUYỆT CHƯƠNG MÔN

8. Thèo kinh nghiệm của Manaka (Gian-Trung- Hỷ-Hùng) bấm tay vào Chương môn để tim bệnh ở Tỳ hoặc tìm bệnh ỏ Thái-âm (Phế, Tỳ).
9. Bấm tay vào Chương môn có thê biết bệnh ở Tỳ và để biết có bệnh sốt rét hay không.
10. Muốn rõ bệnh của Tỳ phải bấm ỏ cả hai huyệt Chương môn và Đại hoành.
11. Người có bệnh cao huyết áp thường bấm vào hai huyệt Kinh môn, Chương môn thấy đau.
12. Huyệt Chương môn, các tài liệu xưa khác xác định như sau:

– Ớ chóp xương sườn cụt (Linh Tố, Vương Băng chú)

– Từ rốn kéo thẳng tới huyệt Đại hoành gặp chóp xương sườn cụt (Giáp ất, Thiên kim, Ngoài đài, Đồng nhân).

– ở phía trước xương sườn 1 thốn rưỡi (Mạch kinh) .

– Từ rốn đưa ra 5 thốn (Thiên kim dực phương – Thoát giang trị pháp) .

– Trên rốn 2 thốn rồi đo ngang ra 6 thốn, ở chóp xương sườn cụt bên hông nơi chỗ hõm (Y học nhập môn)

– Trên rốn 2 thốn đo ngang ra 8 thốn (Châm cứu tập thành)

– Trên rốn 1,8 thốn, đo 2 bên mỗi bên 8,5 thốn ở chóp xương sườn cụt (Loại kinh)

– Dưới xương sườn ngắn, ổ trên rốn 2 thốn đo ra mỗi bên 9 thốn (Tư sinh)

– Nơi tận cùng của khớp khuỷu trong (Dại thành, Đồ đực, Kim giám).

Bài trướcHUYỆT CHUYỂN CỐC
Bài tiếp theoHUYỆT CÔN LÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.