HUYỆT ĐẠI TRỬ

B 11 Dàzhù (Ta Tchou)

HUYỆT ĐẠI TRỬ
HUYỆT ĐẠI TRỬ

Xuất xứ của huyệt Đại Trử:

«Linh khu – Hủi luận>>.

Tên gọi của huyệt Đại Trử:

– “Đại” có nghĩa là lớn lao.
– “Trử” có nghĩa là cửa chớp.
Nói đến sống ngực đầu tiên mà vào thời kỳ xưa theo giải phẫu dược gọi là Trử cốt (xương cửa chớp). Huyệt này ở cuối phía bên xương cửa chớp. Do đó mà có tên là Đại trử (Cửa chớp lốn).
Có sách giải thích rằng: “Xương ở đốt sống thứ nhất gọi là Trử cốt, vị trí của huyệt này ở phía trên cao của các huyệt ngũ tạng lục phủ, lại ở chót đầu của xương Trử cốt nên gọi là Đại trử”.
Tên đọc khác Đại chử.
Tên Hán Việt khác Bôi du.
Huyệt thứ 11 Thuộc Bàng-quang kinh
Đặc biệt Hội huyệt của xương. Giao hội huyệt của Thủ túc Thái dương, Thiếu-dương. Biệt lạc của Đốc mạch.

Mô tả huyệt của huyệt Đại Trử:

1. Vị trí xưa:

Hai bên xương sống lưng, dưới dốt sống thứ nhất, đo ngang ra 1,5 thốn ỏ nơi chỗ hõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay:

Khi điểm huyệt, ngồi hơi cúi đẩu, huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai của đốt sống lưng thứ nhất và đường thẳng đúng ngoài Đốc mạch 1,5 thốn, hoặc huyệt Đào đạo đo ra 1,5 thốn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Trử:

là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn. Dưới nữa là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não so XI, nhánh đám rối cô sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh sống lưng và dây gian sườn thứ nhất. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T1.

Hiệu năng của huyệt Đại Trử:

Khu phong tà, giải nhiệt ở phần biểu, thư cân mạch, điều cốt tiết.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Trử:

1. Tại chỗ:

Vẹo cứng cổ, đau vùng trên lưng.

2. Theo kinh:

Nhức đầu, co rút cơ vai lưng.

3. Toàn thân :

Viêm khí quản, cảm cúm, viêm màng ngực, động kinh, ho, sốt không có mồ hôi. Huyệt chính để giải nhiệt.

Lâm sàng của huyệt Đại Trử:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Cách quan, Thủy phân trị đau cứng hai bên lưng (Tư sinh). Phối Kinh cốt trị cổ gáy cứng đơ không cúi ngửa được (Tư sinh). Phối Trường cường trị đau quặn thắt ở Tiêu-trường (Tịch hoàng).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Chiên trung, Phong long trị suyễn. Phối Dại chùy, Thân trụ, Chí dương, Cân súc, Dương quan trị viêm cột sống do phong thấp. Phối Phế du, Trung phủ, Không tối trị viêm phổi. Phối Phong trì, Phong môn, Phê du trị cảm mạo. Phối Đại chùy, Phê du, Can du, Tâm du, Thận du, Hoa-Đà giáp tích, trị đau cột sống lưng.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, hướng mũi kim vào phía đốt sống, sâu 0,7 – 1 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng, tê, tức, có khi lan đen thần kinh liên sườn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ớn cứu 5 10 phút.

Tham khảo của huyệt Đại Trử:

I «Tô vấn – Thủy nhiệt huyệt luận thiên» ghi rằng: “Trên đầu năm hàng, mỗi hàng có 5 huyệt để làm vượt bỏ nhiệt nghịch lên của chư dương. Đại trử, Ưng du, Khuyết bồn, Bối du. Tất cả hai bên 8 huyệt để tả bỏ nhiệt ở trong ngực”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng “Cổ gáy đau không thể cúi ngửng, đau đầu, co giật, khí thực thì đầy hai bên sườn, nóng sốt, mồ hôi không ra, đau vai thắt lưng, dùng Đại trử làm chủ”.
3. «Thiên kim phương» ghi rằng: “Đại trử, Tâm du chủ trị về uất trong ngực”.
4. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Đại trử chủ trị về đầu gối đau không co duỗi được, thương hàn mồ hôi không ra, đau cột sống thắt lưng, trong ngực uất uất phiền nhiệt không dứt, đầu phong lạnh, cứng gáy không cúi ngửng được, sốt rét, đầu xoay, ho lao, mình nóng mắt hoa, đau bụng, té nhào không thể đứng lâu, nóng nảy đầy tức mót rặn, mình không yên, vọp bẻ, tâm thần phân liệt, mình nằm co ro mạch đại”.
5. Càn cứ theo “Giáp ât kinh” ghi rằng: “Đại tru là nơi hội của Túc Thái dương, Thủ Thái dương”. Còn “Tố vân – Khí phủ luận thiên” Vương Băng chú rằng: “Đại trử là nơi hội của ba mạch Biệt lạc Đốc mạch, Thủ Túc Thái dương“. Trong khi “Kỳ’ kinh bát mạch khảo” lại ghi: “Đại trử là nơi hội của Thủ túc Thái dương, Đốc mạch, Thiếu- dương”.
6. Căn cứ theo “Kim giám” ghi rằng: “Đại trử đo từ chính giữa Đốc mạch đo ra mỗi bên 2 thốn”. Trong khi ấy “Thiên kim”, “Đồng nhân”, “Tư sinh”, “Phát huy”, “Đại thành” đều lấy huyệt theo “Giáp át” có nghĩa là: “Từ chính giữa cột sống đo ra mồi bên 1 thốn 5 phân”.

Bài trướcHUYỆT ĐẠI TRƯỜNG DU
Bài tiếp theoĐẠI TIỆN NAN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.