VỊ TRÍ HUYỆT TRUNG PHONG Ở ĐÂU?
中封穴
LIV 4 Zhōng fēng xué.
Xuất xứ của huyệt Trung Phong từ đâu?
Sách: «Linh khu – Bản du>>.
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Trung Phong là gì?
– “Trung” có nghĩa là giữa.
– “Phong” có nghĩa là biên giới hay bồ mép, phong bế.
Huyệt nằm trước đầu của mắt cá chân trong 1 thốn, nơi chỗ hỏm giữa hai gân, bờ trong gân cơ chày trước và cơ duỗi dài ngón cái. Nó nằm giữa biên giới của hai gân trên. Do đó mà có tên Trung phong (Biên giới giữa).
Theo “Tý ngọ lưu chú thuyêt nan” ghi rằng: “Huyệt ở chỗ hõm trước mắt cá chân bị phong bế bổi hai gân lớn, nên được gọi là Trung phong”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Trung Phong là gì?
Huyền tuyển.
Là Huyệt thứ mấy của kinh Can?
huyệt thứ 4 thuộc Can kinh
Đặc biệt của huyệt Trung Phong là gì?
“Kinh ” huyệt, thuộc Kim.
Vị trí của huyệt Trung Phong ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Trước mắt cá trong chân 1 thốn, vễnh chân để lấy chỗ hõm, duỗi chân để tìm huyệt (Giáp ất). Trước mắt cá trong chân 1 thốn (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
vễnh bàn chân lên xuống để lộ rõ gân cơ, huyệt ở trước bờ dưới mắt cá chân trong 1 thốn. Giữa huyệt Giải khê và Thương khâu.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Trung Phong là gì?
là bờ trong gân cơ chày trước, khe khớp của xương sên và xương gót – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chày trước. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L4.
Hiệu năng của huyệt Trung Phong là gì?
Sơ Can thông lạc
Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Phong là gì?
1. Tại chỗ:
Bệnh thuộc tổ chức mềm quanh khớp chân.
2. Theo kinh:
Viêm gan, bí đái, đau dương vật, thoát vị, đau bụng dưới.
3. Toàn thân:
Lâm sàng của huyệt Trung Phong là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thái xung trị đau chân, chân đi khó (Thắng ngọc). Phối Hành gian trị đái buốt (Tư sinh). Phối Tứ mãn trị cổ trướng (Tư sinh).
2. Kình nghiệm hiện nay:
Phối Hợp cốc, Khúc trì trị viêm gan vàng da. Phối Can du, Ế minh, trị viêm gan siêu vi. Phối Dương phụ trị chóng mặt. Phối Giải khê, Côn lôn trị đau hoặc chấn thương khớp chân.
Phương pháp châm cứu của huyệt Trung Phong là gì?
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Trung Phong:
1. «Giáp ât» quyển thứ 9 ghi rằng: “Sắc xanh xanh, thỏ khó như muón chết, phát lạhn, tiểu trắng, tiểu tiện khó, Trung phong làm chủ”.
2. «Giáp ắt» quyển thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ bụng dưới lớn, ít sữa, họng khô, thích uống, dùng Trung phong làm chủ”.
3. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Trung phong chủ trị thoát vị bẹn đau nhúc nhiều, nuy quyết cơ thê’ mất cảm giác”.
4. «Thiên kim dực» quyển thứ 26 ghi rằng: “Trị mất tinh co rút gân, dái thụt vào bụng gây đau, cứu Trung phủ 50 lửa”.
5. «Thiên kim dực» quyển thứ 27 ghi rằng: “Mộng tinh, tiết tinh cứu Trung phong 50 lửa, mất tinh, teo rút tinh hoàn, cứu Trung phong 50 lửa”.
6. «Ngọc long phú» ghi rằng: “Đi bộ khó châm Tam lý, Trung phong, Thái xung” (Hanh bộ nan sỗ thích Tam lý, Trung phong, Thái xung)
7. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng: Trung phong là “Kinh huyệt” của Túc Thiếu- dương kinh.
8. Theo “Linh khu – Bản du” ghi Trung phong ở trước mắt cá trong 1 thốn 5 phân, trong lúc đó “Giáp ất” lại ghi ở trước mắt cá trong 1 thôn. Hậu thể theo sách “Giáp ất”.
9. Huyệt Trung phong, “Thiên kim ” gọi là Huyền tuyền.