GIẢI KHÊ 
解溪穴
S41 Jiě xī xué

GIẢI KHÊ 
GIẢI KHÊ

Xuất xứ của huyệt Giải Khê:

«Linh khu – Bản du»

Tên gọi của huyệt Giải Khê:

– “Giải” có nghĩa là mở hay làm giảm bót.
– “Khê” có nghĩa là khe, ở đây có nghĩa chỗ hõm.
Huyệt ở trên khối xương cổ chân nơi chỗ hõm giữa 2 gân. Nếu một khi dây giày được thắt quá chật sẽ thấy sức thắt ép chặt ở vùng này, khi nới vòng dây ra nó sẽ dễ chịu, nên gọi là Giải khê
Có người cho rằng các khớp xương liên kết lại gọi là “Giới”, chữ “Giải” có khi đọc chữ “Giới” Huyệt ở khe hõm giữa 2 gân tợ khe chảy cho nên gọi là “Giải khê”.

GIẢI KHÊ 
GIẢI KHÊ

Tên Hán Việt khác của huyệt Giải Khê:

Hài dái, Hài đới

Huyệt thứ:

41 Thuộc Vị kinh

Đặc biệt của huyệt Giải Khê:

“Kinh” huyệt, thuộc “Hỏa”.

Mô tả huyệt của huyệt Giải Khê:

GIẢI KHÊ 
GIẢI KHÊ

1. VỊ trí xưa:

Sau huyệt Xung dương 1 thốn 5 phân, trong chỗ hõm trên cố chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

Ngồi ngay, lắc bàn chân lên xuống, để lộ rõ gân cơ cẳng chân trước và gân có duỗi dài riêng ngón chân cái. Huyệt ở chỗ hõm trên nếp gấp trước khớp cố chân.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Giải Khê:

là khe giũa gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái – Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh chày trước. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.

GIẢI KHÊ 
GIẢI KHÊ

Hiệu năng của huyệt Giải Khê:

Phò trợ tỳ khí, hóa thấp trệ, thanh vị nhiệt, định thần chí.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Giải Khê:

1. Tại chỗ:

Viêm tổ chức mềm quanh khớp cổ chân, bàn chân buông thõng, teo cơ cẳng chân.

2. Theo kinh:

Não thiếu máu, đau đầu, viêm ruột, đầy bụng, đau răng, tắt tia sữa, viêm tuyến vú.

GIẢI KHÊ 
GIẢI KHÊ

3. Toàn thân:

Viêm thận, cổ trướng, động kinh, não thiếu máu, đại tiện khó.

Lâm sàng của huyệt Giải Khê:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thương khâu, Khâu khư trị cước khí (Ngọc long). Phối Thiên dột trị quyết khí xung vào bụng (Đại thành). Phối Dương giao trị hồi hộp sợ sệt (Bách chứng).

GIẢI KHÊ 
GIẢI KHÊ

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phôi Thương khâu, Khâu khư trị đau mắt cá chân. Phối Thận du, Phục lưu, Âm Lăng tuyền trị viêm thận. Phối Hợp cốc trị đau đầu, đau ở bờ trên xương hố mắt.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng vào giữa hai lắc léo sâu 0,3 – 0,5 thốn, thủ pháp ra hai bên sâu 1-1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan ra cả toàn khớp
2. Cứu 1 – 3 lửa
3. Ôn cứu 5-10 phút.

Giải Khê
Giải Khê

Tham khảo của huyệt Giải Khê:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Bệnh sốt mồ hôi không ra, thích ợ, bụng căng đầy, vị nhiệt nói sảng, chọn huyệt Giải khê làm chủ”. Sách ghi tiếp: “Sốt rét co giật hồi hộp, nặng đùi gói, vọp bẻ ở cẳng chân, đầu hoa chóng mặt, chọn Giải khê làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 11 ghi rằng: “Động kinh phát sốt phát lạnh nhiều lần, đầy tức bức rứt, buồn khóc, chọn Giải khê làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Mộng thịt che đồng ứ không thấy, chọn Giải khê làm chủ”.

Giải Khê
Giải Khê

4. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Giải khê, Dương-kiều chủ về bệnh động kinh“.
5. «Tư sinh» ghi rằng: “Giải khê, Âm Lăng- tuyền trị hoắc loạn, Giải khê, Thừa quang trị đau đầu chóng mặt, bức rứt lợm mửa, Giải khê, Huyết hải, Thương khâu trị bụng trướng“.
6. «Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: “Giải khê chủ về phù mặt phù mày do phong, mặt đen, quyết khí xung lên trên, trướng bụng, đại tiện xong nặng ở hậu môn muốn đi tiếp, co giật hồi hộp, gối đùi cẳng chân sưng, vọp bẻ, hoa mắt, đau đầu, động kinh, nóng nảy bồn chồn buồn khóc, hoắc loạn, mặt đỏ đầu phong, đỏ mắt, đau ở mi mắt không chịu được”.
7. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Đau mu cẳng chân dùng huyệt Khâu khư, châm xiên rồi nặn ra máu, có thể kết hợp thêm với Giải khê, Thương khâu bổ tả cho phù hợp” (Cước bôi đông khởi Khâu khư huyệt, tà châm xuất huyết tức thời khinh, Giải khê tái dữ Thương khâu thức, bô tả hành châm yếu biện minh).

Giải Khê
Giải Khê

8. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Hồi hộp, đánh trống ngực chọn Dương giao, Giải khê” (Kinh quý chinh xung; Thủ dương giao, Giải khê vật ngộ)
9. «Viện nghiên cứu Trung Y Thiểm Tây -Trung Quốc»: Gây loét thực nghiệm ở hồi tràng mèo, xong châm Giải khê và Túc Tam-lý, thấy lô có châm lành vết loét mau hơn lô không châm.
10. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là Kinh huyệt của Túc dương minh kinh.
11. “Lục tập” ghi rằng, huyệt này có tên là Hài đới.
12. Giải khê có công năng kiện Tỳ hòa Vị, hóa đàm thông lạc. Chủ yếu dùng trong các bệnh thuộc khớp cổ chân. Đối với vùng mặt và răng miệng, họng- thanh quản, sọ trán và dạ dày, các bệnh thuộc bộ vị tuần hành của kinh biệt và kinh mạch của Túc dương minh kinh. Có thể biện chứng để chọn huyệt và theo kinh để chọn huyệt thì hiệu quả mới thu lượm được cao. Cùng với Vị có quan hệ tới bệnh chứng của Phế Vị, Trường Vị, Tâm Vị, đều có thể kết hợp với huyệt này.

Giải Khê
Giải Khê

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.