HUYỆT THÂN MẠCH
伸脉穴
B 62 Shēn mài xué (Chenn Mo).
Xuất xứ của huyệt Thân Mạch:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thân Mạch:
– “Thân” có nghĩa là duỗi.
– “Mạch ” có nghĩa là những mạch máu và đường kinh.
Huyệt có tác dụng làm thư giãn gân, làm giảm đau vung thắt lưng và thúc đẩy sự lưu thông huyết. Sau khi châm, các kinh được điều chỉnh lại và các cơ thư giản. Do đó mà có tên là Thân mạch
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng “Thân mạch là nơi sinh của Dương-kiều. ở chỗ hỏm xuống phía dưới mắt cá ngoài chân. Huyệt này là Du huyệt của Bàng-quang mạch. Giờ Thân khí huyết rót về Bàng-quang mạch nên được gọi là Thân mạch”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thân Mạch:
Dương kiều, Quỷ lộ.
Huyệt thứ :
62 Thuộc Bàng-quang kinh
Đặc biệt của huyệt Thân Mạch:
Một trong Bát mạch thông ở Dương kiều, nơi Dương-kiều bắt đầu đi ra. Hội huyệt của kinh Túc Thái dương Bàng-quang và Dương-kiều mạch.
Mô tả của huyệt Thân Mạch:
1. VỊ trí xưa :
Chỗ hỏm dưới mắt cá ngoài chân (Giáp ất). Cách chỗ thịt trắng bằng móng tay, cách mắt cá ngoài 5 phân (Đồng nhăn, Phát huy. Đại thành).
2. Vị trí nay:
Khi điểm huyệt gấp duỗi để tìm gân cơ, huyệt ở trong rãnh thang từ đầu nhọn mắt ca ngoài xuống độ 0,5 thốn.
3 Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thân Mạch:
là gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn, chỗ bám của cơ duỗi ngắn các ngón chân, rãnh cơ mác của mặt ngoài xương gót chân – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày trước. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S1.
Hiệu năng của huyệt Thân Mạch:
Thanh thần chí, thư cân mạch, thông Dương-kiều mạch, khu biểu tà trị phong tật.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thân Mạch:
1. Tại chỗ, theo kinh:
Đau đầu, chóng mặt, xoàng đầu gốc trong tai, viêm khớp mắt cá, đau lưng thắt lưng đùi.
2. Toàn thân :
Viêm màng não tủy, động kinh, tâm thần phân liệt.
Lâm sàng của huyệt Thân Mạch:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Tam lý trị cước khí, bệnh ở lưng (Linh quang phú). Phối Kim môn trị nhức đầu, đầu phong (Tiêu u phú). Phối Hậu khê, Tiền cốc trị động kinh (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Ế phong, An miên, Thái xung trị chóng mặt do góc ở trong tai. Phối Phong trì, Đại chùy trị động kinh. Phối Phong trì, Ê phong, Kim môn trị chóng mặt. Phối Hậu khê trị đầu, vai đau nhức.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, mũi kim hướng xuống dưới sâu 0,3 – 0,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ớn cứu 3 – 5 phút.
Tham khảo của huyệt Thân Mạch:
1. «Linh khu – Khẩu vấn» ghi rằng: “Thượng khí bất túc làm cho não không đầy, tai nặng ù, đầu nhức không chịu nổi, mắt hoa lên. Nếu trung khí bất túc việc đại tiểu tiện bị thay đổi, sôi ruột. Nếu hạ khí bất túc làm cho nuy, quyết, tâm phiền nên bổ bên mắt cá ngoài, lưu kim”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Lạnh nóng sưng dưới nách, cổ, đùng Thân mạch làm chủ”.
1. «Giáp ất>> quyên thứ 9 ghi rằng: “Đau thắt lưng không nâng chân lên được, ngồi ít lâu như xuống xe bị chợt té, trong cẳng chân nóng ran, dùng Thân mạch làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Điên cuồng gây té nhào, chọn Thân mạch làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Thân mạch Thái xung chủ trị đau thắt lưng không dậy được”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: Thân mạch, Hậu khê, Tiền cốc trị điên, tâm thần phân liệt.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thân mạch chủ trị về hoa mắt chóng mặt, đau thắt lưng đùi, đi khó đứng lâu không được, choáng như đang ở trên thuyền, suy nhược quá, khí lạnh, nghịch khí lên, eo lưng đùi lạnh tê, đầu gối co duỗi khó, phụ nữ đau do khí huyết”.
6. «Ngọc long phú» ghi rằng: “Sưng mông khớp cổ chân, châm Côn lôn, Thân mạch, Thái khê” (Thủy hồng thôi túc thảo hài phong, tu bả Côn lớn nhị huyệt công. Thán mạch, Thái khê như tái thích, thần y diệu quyết khỏi bì lung).
7. «Tiêu u phú» ghi rằng: “Đầu phong, đau đầu, châm Thân mạch và Kim môn” (Đầu phong đầu thống, thích Thân mạch dữ Kim môn).
8. Theo “Thiên kim” còn ghi huyệt này tên là Quỷ lộ, “Tô vấn – Khí huyệt luận thiên” Vương Băng chú ghi huyệt này là Dương kiều.
9. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, tả huyệt Thân mạch dùng để chữa cho đàn bà, những người cứ mỗi khi có kinh nguyệt là tính tình sôi nổi, có nhiều nỗi sợ sệt, bệnh nhân có tính nhẹ dạ hay tin nên dễ bị ám thị mà sinh ra bệnh lại cũng có thể nhờ ám thị mà khỏi bệnh. Kết hợp thêm Ngoại lăng (tả) nếu tim hồi hộp. Đại chung (bổ) nếu quặn đau trong tử cung, Phong long (tả) huyệt này để giúp sức thêm cho Thân mạch.
10. Hai huyệt Thân mạch và Chiếu hải đều có tác dụng trị động kinh, thế hai huyệt này phân biệt như thế nào ? – Hai huyệt Thân mạch và Chiếu hải, một bên thuộc Túc Thái-dương Bàng quang kinh, một bên thuộc kinh Túc Thiếu-âm Thận kinh. Cả hai huyệt đều thuộc trong Bát mạch giao hội huyệt. Thân mạch thông với Dương-kiều mạch, Chiếu hải thông với Âm- kiều mạch . Kinh bàng quang nhập lạc vào não, kinh biệt của nó thông với Tâm; Thận kinh nhập vào Tâm. Âm, Dương-kiều mạch sau khi hội hợp ở vùng mắt cùng lên thuộc vào não. Tâm chủ thần minh, não là phủ của nguyên thần. Nếu thần minh vô chủ, thần mất chỗ dựa thì phát sinh ra chứng động kinh.
Châm Thân mạch, Chiếu hải, đều có thể thông đạt tới tâm não, an thần trấn kinh để trị được động kinh. Chỉ có điều là Dương kiều thuộc dương chủ thức dậy, Âm kiều thuộc âm chủ ngủ nghĩ, còn ban ngày là dương, ban đêm là âm. Cho nên thông Thân mạch của Dương kiều dùng để trị chứng động kinh phát ra lúc ban ngày, thông Chiếu hải của Âm kiều dùng để trị chứng động kinh phát ra lúc ban đêm. Gióng như Trương Khiết-cổ đã từng nói: “Bệnh động kinh phát ra ban ngày cứu Dương kiều, bệnh động kinh phát ra ban đêm cứu Âm kiều”.