HUYỆT HUYỀN CHUNG
懸鐘穴
G 39 Xuán zhōng xué.
Xuất xứ của huyệt Huyền Chung :
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Huyền Chung:
“Huyền” có nghĩa là treo lơ lửng.
– “Chung” có nghĩa là chuông nhỏ.
Vào thời xưa, con người ta nhất là trẻ con thường mang một cái vòng có chuông nhỏ như lục lạc rung len ken quanh mắt cá ngang ổ huyệt này, nên có tên là Huyền chung (Treo chuông)
Huyệt này đôi khi còn có tên là Tuyệt côi. Tuyệt có nghĩa là đoạn cuối cùng. Cốt có nghĩa là xương. Huyệt ỏ trong chồ hõm được tạo thành bổi đường viền phía sau xương mác, và gân cơ mác bên dài, nếu trượt nhẹ ngón tay lên dọc theo xương từ mắt cá ngoài, huyệt này nằm trong chỗ hõm đó, khi xương biến mất vào các mô mềm, do đó mà có tên là Tuyệt cốt (đoạn dưới của xương).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở mắt cá ngoài đo lên 3 thốn, chỗ mạch đập nghĩa là nơi mạch đập trước xương ống chân. Bỏi huyệt ở chỗ dưới xương nhọn xuống mắt cá ngoài, trông gióng như treo chuông nên gọi là Huyền chung”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Huyền Chung :
Tủy hội, Tuyệt cốt.
Huyệt thứ:
39 Thuộc Đởm kinh.
Đặc biệt :
“Tủy hội” huyệt. Lạc huyệt của Túc tam dương.
Mô tả huyệt của huyệt Huyền Chung:
1. Vị trí xưa:
Trên mắt cá ngoài chân 3 thốn, chỗ động mạch (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy Đại thanh).
2. Vị trí nay:
Đo từ ngoài mắt cá chân, thắng lên 3 thốn. Huyệt ổ trên mắt cá ngoài chân sát bờ trước xương mác, ấn vào thấy ê tức.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Huyền Chung:
là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ- da. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.
Hiệu năng của huyệt Tiết đỏm hỏa, thanh tủy nhiệt, đuổi phong thấp ở kinh lạc.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Huyền Chung:
1. Tại chỗ, Theo kinh :
Cước khí, liệt nửa người, phong thấp ở chi dưới, vẹo cổ nhức nửa đầu, lao hạch cổ đau nhức, thần kinh tọa, viêm quanh tổ chức mềm khớp gối hoặc mắt cá.
2. Toàn thân:
Không thèm ăn, nhức trong xương, nóng trong ruột.
Lâm sàng của huyệt Huyền Chung:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Túc Tam-lý, Tam-âm giao trị cước khí (Ngọc long). Phối Nội đinh trị tức đầy ở ngực bụng (Đại thành). Phối Phong trì trị còi xương (Ngọc long). Phối Điều khẩu, Xung dương trị chân đi khó (Thiên tinh bí quyết).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Ân môn trị đau dạ con. Phối Hiệp khê, Phong trì trị thiên đầu thống. Phối Phong trì, Hậu khê trị vẹo cổ. Phối Dương Lăng tuyền, Phong thị, Hoàn khiêu trị bán thân bất toại. Phối Thận du, úy trung trị đau thắt lưng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thang, có thể thấu Tam-âm giao, sâu 1 – 2 thốn. Khi kích thích có cảm giác căng tức hoặc lan xuống bàn chân.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 10 phút.
Tham khảo của huyệt Huyền Chung:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Huyền chung chủ trị đầy bụng, trong dạ dày có nhiệt, không muốn ăn”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Trẻ con đầy bụng không muốn ăn uống, dùng Huyền chung làm chủ”.
3. «Thử sự nan tri» ghi rằng: “Các khớp xương trong người đau nhức, dùng kim tam lăng châm Tuyệt cốt ra máu”.
4. «Ngọc long phú» ghi rằng: “Huyền chung kết hợp với Tam lý, Âm giao trị đau cẳng chân lâu năm, kết hợp Phong trì trị còi xương (Kiêm Tam lý, Ảm giao trị liên diên cước, khí kiêm Phong trì liệu củ lũ).
5. Huyệt Huyền chung là hội huyệt của tủy, nó chủ trị bệnh thuộc tủy và nơi tuần hành của Túc Thiếu dương kinh, nó cũng là huyệt thường dùng để trị các chứng bệnh đi theo đường Đởm kinh như mông đùi, gáy cổ, hông sườn, về hướng châm độ kích thích có quan hệ nhiều tới hiệu quả của huyệt này. Nếu bệnh ở mắt cá hoặc chân, châm mũi kim nên hướng xuống dưới, sẽ có cảm giác chạy xuống theo đường Đỏm kinh xuống chân. Nếu bên trên cẳng chân đầu gối đến vùng gáy, mũi kim hướng lên trên, nên vê kim liên tục sẽ có thể có cảm giác theo đường kinh lên từ gáy, có số ít bệnh nhân có thể lên tới đầu mắt. Căn cứ theo nguyên tắc khí đến nơi bệnh, tùy theo vùng đau mà quyết định phương hướng châm.
6. Huyệt Huyền chung có một số tác giả Trung quốc cho rằng, nó nằm trên mắt cá ngoài 3 thốn ở bờ sau xương mác, nơi chồ hõm giữa gân cơ cơ mác ngắn. Vị tri huyệt Huyền chung theo một sô tác giá khác
7. Tính cách của huyệt này, căn cứ vào “Giáp ất” ghi rằng: “Huyền chung là lạc huyệt của Túc tam dương” hay nói khác hơn là đại lạc của ba kinh dương Túc Thiếu dương, Thái dương, Dương minh, nên có công hiệu bổ dương, cùng với tác dụng tương đối trong tả Tam-âm giao. Tam-âm giao là giao hội huyệt của Túc tam âm kinh, có tác dụng nuôi dưỡng âm. Chứng âm hư thi bổ Tam âm giao để nuôi dưỡng âm, Chứng dương hư thì bổ Tuyệt cốt để tráng dương, âm hư dương kháng, nên bô Tam-âm giao và tả Tuyệt cốt. Nếu dương kháng (lừng lên) gây nên các chứng huyết áp cao, tả Tuyệt cốt để giáng áp hiệu quả tương đối tốt. Do âm hư mà gây nên huyết áp cao, thi bổ Tam-âm giao sau đó, để hạ áp cũng thu được kết quả như ý.
8. Huyệt này còn dùng để trị chứng ngứa lở sủi vảy thành từng đám ở hai bên bò xương cẳng chân (liêm sang) có thể kết hợp với tả Túc Tam- lý, Âm Lăng tuyền, sau khi châm dùng ngải cứu, cứu cho tới khi da ửng hồng lên, khi nào cảm giác ngứa biến thành đau là được, căn cứ theo nguyên tắc “hãm hạ tắc cứu chi” hãm hạ tức là huyết mạch kết lại ó bên trong, bên trong có súc huyết, huyết hàn, vi vậy nên cần phải cứu”.
9. Theo “Giáp ất” huyệt Tuyệt cốt là nơi Tủy hội trong bát hội huyệt.
10. Huyệt này “Thiên kim” còn gọi là Tuyệt cốt.