HUYỆT TY TRÚC KHÔNG Ở ĐÂU?
丝竹空穴
Sīzhú kōng xué
Xuất xứ của huyệt Ty Trúc Không từ đâu?
«Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Ty Trúc Không là gì?
– “Ty” có nghĩa là tơ tằm, thứ gì nhỏ mà hình đan sợi đều gọi là Ty.
– “Trúc” có nghĩa là cây trúc, cây tre.
– “Không” có nghĩa là rỗng không, lỗ hổng.
Huyệt nằm cuối đuôi chân mày, nơi đó có lỗ hõm vào của xương. Ngày xưa, người ta quan niệm lông mày như một lá trúc. Cho nên gọi la Ty-trúc không.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Ty-trúc là tên gọi chung của âm nhạc. Ty là cầm sắc (hài hòa của tiếng đàn). Trúc là ống sáo. Huyệt ở chỗ trũng xuống sau chân mày. Huyệt giống như lỗ của ống sáo, lỗ này có nghĩa là trống không ở gần tai. Ở đây lấy ví dụ như tai thường nghe âm thanh của ống sáo, nên gọi la Tỵ-trúc không”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Ty Trúc Không là gì?
Mục liêu, Cư liêu, Mi sảo. Mục giao.
Huyệt thứ:
23 Thuộc Tam-tiêu kinh.
Vị trí của huyệt Ty Trúc Không nằm ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Giữa chỗ hỏm của đuôi lông mày (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Chỗ hỏm bên ngoài đuôi lông mày, đè vào có cam giác ê tức.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ty Trúc Không là gì?
là bờ ngoài cơ vòng mi, phần bám vào da cung mày của cơ trán, xương trán – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây mặt. Da vùng huyệt chi phối bỏi thần kinh sọ não V.
Hiệu năng của huyệt Ty Trúc Không là gì?
Tán phong chỉ thống, thanh hỏa tiết nhiệt, thông điều khí cơ của Tam-tiêu.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Ty Trúc Không là gì?
Tại chỗ:
Đau đầu, bệnh ở mắt, liệt mặt.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Ty Trúc Không là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Toản trúc trị mắt sưng đỏ (Thắng ngọc ca).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Trung chủ, Phong trì trị nhức nửa đầu. Phối Toán trúc, Tứ bạch, Địa thương trị liệt mặt. Phối Dương bach, Toản trúc trị sụp mi. Phối Toản trúc, Dương bạch, Đầu duy, Hạ quan trị liệt mặt.
Phương pháp châm cứu của huyệt Ty Trúc Không là gì?
Châm Ngang, hướng mũi kim ra phía sau hoặc lòn kim dưới da đến huyệt Ngư yêu sâu 0,5 – 1 thốn có cảm giác căng tại chỗ.
* Chú ỷ Sách xưa bảo cấm cứu.
Tham khảo của huyệt Ty Trúc Không:
1. «Giáp ât>> quyển thứ 7 ghi rằng: ‘Mở mắt Sợ gió, châm Ty-trúc không làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 10 ghi rằng: “Hoa mắt, đau đầu châm Ty-trúc không làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Trẻ con uốn ván rốn mắt trợn ngược, châm Ty-trúc không làm chủ”.
4. Ty-trúc không, theo “Tô vấn – Khi phủ luận thiên, Vương Băng chú” còn gọi là Mi hậu, “Giáp ất” gọi là Cự liêu, “Ngoại đài” ghi rằng “Mục liêu”.