HUYỆT TỲ DU Ở ĐÂU?

脾俞穴
B 20 Pí yú xué (Pi Chou)

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Xuất xứ của huyệt Tỳ Du từ đâu?

«Linh khu – Bôi du»

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Tỳ Du là gì?

– “Tỳ” hiểu theo giải phẫu là lách, tụy, hiểu theo sinh lý là hệ thống vận hành đường tiêu hóa.
– “Du” có nghĩa là nơi khí ra vào.
Huyệt bên trong ứng với Tỳ, là nơi Tỳ khí rót vào, lại là huyệt quan trọng chủ trị bệnh tật của Tỳ, nên được gọi là Tỳ du.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Huyệt thứ:

20 Thuộc Bàng-quang kinh.

Đặc biệt của huyệt Tỳ Du là gì?

“Bối du huyệt” của Tỳ.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Vị trí của huyệt Tỳ Du nằm ở đâu?

1. Vị trí xưa :

Hai bên xương sống, dưổi đốt sống lưng thứ 11 đo ra 1,5 thốn (Giáp ât, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

2. Vị trí nay:

Khi điểm huyệt nên ngồi hơi khom lưng xuống hoặc nằm sấp. Dưới mỏm gai đốt xương sống lũng 11 đo ra 1,5 thốn.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

3. Giải phẫu. Thần kinh Dưới của huyệt Tỳ Du là gì?

là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới, cơ lưng dài, cơ bán gai của cơ ngực, cơ ngang-vai, cơ ngang sườn. Dưới nữa là tuyến thượng thận – Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh dây gian sườn 11, nhánh dây sống lưng 11. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T10 hoặc TI 1.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Hiệu năng của huyệt Tỳ Du là gì?

Phò thổ trừ thủy thấp, điều lý khí, trợ vận hóa, hòa vinh huyết.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tỳ Du là gì?

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Toàn thân:

Viêm dạ dày, loét dạ dày, sa dạ dày, nôn mửa do thần kinh, tiêu hóa kém, viêm gan, viêm ruột, phù thũng, thiếu máu, gan tỳ sưng lớn, bệnh do xuất huyết mãn tính, sa tử cung, phong mề đay, bải hoải cơ thể.

Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Tỳ Du là gì?

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thính cung trị lạnh dưới tim (Bách chứng). Phối Bàng-quang du trị kém tiêu do tỳ hư (Bách chứng). Phối VỊ du trị ăn nhiều mà vẫn gầy (Đại thành). Phối Can du, Thượng quản trị mửa ra máu, mũi ra máu (Đại thành). Phối Đại-trường du trị sình bụng no hơi làm đau lan tới lưng, ăn nhiều vẫn gầy (Tư sinh).

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Vị du trị bệnh ở trung tiêu. Phối Chương môn, Ôc ế trị nuốt chua. Phôi Thượng quản, Thân mạch, Dương Lăng- tuyền trị xuất huyết dạ dày. Phối Cách du, Di du. Thận du. Tỳ-nhiệt huyệt trị đái đường.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Phối Đại chùy, Túc Tam-lý, Tam-âm giao (cứu ngải) trị chung giảm bạch tế bào. Phối VỊ du, Nội quan, Trung quản, Công tôn, trị bụng trướng, đau bụng, ỉa chảy. Phối Cách du, Thận du, Túc Tam-lý, Tam-âm giao trị tiêu khát. Phối Thần môn, Tâm du, Tam-âm giao trị mất ngủ.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Phương pháp châm cứu của huyệt Tỳ Du là gì?

1. Châm Thắng, hơi xiên vào cột sống, sâu I 1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng, tức tê đồng thời lan tới vùng thắt lũng.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
* Chú ý Không châm sâu quá, dưới là gan và thận.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Tham khảo của huyệt Tỳ Du:

1. <<Tố vấn – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm trúng tỳ 10 ngày sau thi chết”.
2. «Giáp ất>> quyên thứ 7 ghi rằng: “Sốt dùng Tỳ du và Thận du làm chủ”.
3. <<Giáp ât» quyến thứ 9 ghi rằng: “Đại trường chuyến khí, đè vào như cái chén, nhiệt dẫn tới đau dạ dày, tỳ khí hàn, tay chân co quăp, không thích ăn uống, dùng Tỳ du làm chủ”.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

4. «Thiên kim» ghi rằng: “Trị Tỳ phong có phương sau: Cứu Tỳ du ở hai bên cột sống mỗi bên 50 lửa, ứng tủy theo tháng để cứu 4 mùa, hay ngáp, thì cứu tạng du là tỳ huyệt, phép này rất có hiệu quả”.
5. «Tư sinh» quyển thứ 5 ghi rằng: “Tỳ du, Đại-trường du, chủ trị trong bụng khí căng trướng lan đau tới cột sống, ăn uống thỉ nhiều mà người gầy nhom”.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

6. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Tỳ đau chủ trị trướng bụng lan tới đau ở ngực lưng, ăn nhiều mà nguôi gầy, cục hòn tích tụ ở bẹn, đầy dưới sườn, ỉa chảy, sốt rét lạnh sốt, phù thũng khí trướng lên lan đau tới cột sống, vàng da, không muốn ăn”.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

7. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Tỳ hư, cơm ăn vào không tiêu châm Tỳ du và Bàng-quang
du” (Tỳ hư, cốc dĩ bất tiêu, Tỳ du, Bàng-quang du mịch).
8. “Tỳ du có công hiệu kiện tỳ lợi thấp, ích khí lưu nhiếp. Hễ tỳ dương yếu xuất hiện thủy thấp đình trệ ỏ bên trong, ăn ít, ỉa lỏng, căng sinh bụng, đau nhức thích đè, tay chân rũ rượi, phù thũng, trung tiêu hư hàn cho đến các chứng xuất huyết thuộc tỳ hư không thống nhiếp được huyết đều có thể dùng huyệt này để trị”.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

9. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, buồn rầu, lo sọ, chán nản là do tâm khí hư, chính trạng thái ấy đưa bệnh nhân đến chỗ mất ngủ, hay nằm mộng, hồi hộp mau quên và dễ khiếp sợ, để trị chứng này phải bổ huyệt Tỳ du, vì Tỳ là con của Tâm, con có khỏe thì mẹ mới yên. Còn Thính cung tuy thuộc Tiểu trường kinh song đồng thời cũng là chỗ giao hội của Thủ Thiếu-dương và Thủ Túc Thiếu-dương, nên tả huyệt này ta có thề làm cho tâm huyết được sung túc, thì tâm sẽ an, thần sẽ định.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

10. Theo kinh nghiệm của phái Trạch Điền (Nhật Bản), phần lớn dùng huyệt này nên cứu, đây là một trong những huyệt quan trọng trong châm cứu. Huyệt chính của Tỳ và cũng là của Vị vì Tỳ là gốc của Vị. Tỳ và Thận là nơi dễ bị bệnh, trong y học hiện đại không đặt nặng vấn đề này, nhưng theo y học cô truyền được xem là quan trọng.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

Nếu Tỳ, Thận, có bệnh thì Can cũng lây bệnh theo, có thể làm cho trí nhớ kém, tinh thần mệt mỏi. Tỳ còn chủ về trí nhớ nên gọi là “Trí tuệ đại” (Cái đẩy của trí tuệ).
11. Có tác giả hiện đại cho rằng huyệt nằm trên mỏm gai cột sống lưng 11 đo ra mỗi bên 1,5 thốn.

HUYỆT TỲ DU
HUYỆT TỲ DU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.