HUYỆT TRUNG CHÚ
中注穴
K 15 Zhōng zhǔ xué(Tchong Tchou).

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Xuất xứ của huyệt Trung Chú:

«Giáp ất».

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Tên gọi của huyệt Trung Chú:

– “Trung” có nghĩa là ở chính giữa hay trung tâm.
– “Chữ” có nghĩa là ngấm hay chảy.
Huyệt ở bên Âm giao là nơi thận khí cùng đổ về trước khi đến Đan điền, trung tâm của bụng, nguồn sinh khí, nên gọi là Trung chú.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Trung chu, là Thận mạch nhờ Nhâm mạch mà hóa thành trung mạch, rót về Âm giao ở bào trung nên được gọi là ‘Trung chữ”.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Huyệt thứ:

15 Thuộc Thận kinh.

Đặc biệt của huyệt Trung Chú:

Hội của Túc Thiếu-âm với Xung mạch.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Mô tả của huyệt Trung Chú:

1. Vị trí xưa :

Dưới huyệt Hoang du 5 phân (Giáp ất).

2. Vị trí nay:

Khi điểm huyệt nằm ngửa, ở đưòng chính giữa bụng dưói, dưới rón 1 thốn, đo ngang ra mỗi bên 5 phân.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trung Chú:

là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thắng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non, Bàng’ quang (khi bí tiểu), tử cung (khi có thai 6 – 7 tháng) Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh gian sườn dưới và dây bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T10.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Lâm sàng của huyệt Trung Chú:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Phù khích trị nóng bụng dưới, đại tiện bón cứng (Tư sinh).

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Chi câu, Túc Tam- lý, trị táo bón. Phối Quan nguyên, Trung cực, Tam-âm giao, Thứ liêu trị kinh nguyệt không đều.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Phựơng pháp châm cứu:

1. Châm Thắng, sâu 1 – 1,5 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Chú:

1. Tại chỗ, Theo kinh:

Kinh nguyệt không đếu, đau bụng.

2. Toàn thân:

Táo Bón, đau thắt lưng.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

Tham khảo của huyệt Trung Chú:

1. «Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Đại tiện khó dùng Trung chú, Thái bạch làm chủ”.

2. «Thiên kim» ghi rằng: “Trung chú, Phù khích chủ trị nóng bụng dưới, đại tiện cứng“.

3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị bụng dưới có nhiệt, đại tiện táo cứng không thông, gây tức đau cột sống thắt lưng đỏ, đau khóe mắt trong, phụ nữ kinh nguyệt không đều“.

4. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng Trung chú là nơi hội của Xung mạch, Túc Thiếu âm.

HUYỆT TRUNG CHÚ
HUYỆT TRUNG CHÚ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.