KHÍ HUYỆT 

氣穴
K 13 Qì Xué (Tsri Yué, Tsri Tsiué)

KHÍ HUYỆT 
KHÍ HUYỆT

Xuất xứ của Khí Huyệt:

«Giáp ất»

Tên gọi của Khí Huyệt:

– “Khí” ở đây có nghĩa là năng lượng cho sự sống.
– “Huyệt” có nghĩa là lỗ trống không, nơi năng lượng ra vào.
Đây là nơi hợp lại của Túc Thiếu âm Thận kinh và Xung mạch. Ở trong khí công, vùng quanh huyệt là nơi khí được hướng tới để dự trữ nguồn năng lượng. Thận được khí tự nhiên từ Phế, nó trở thành nguồn khí chung cho của cả cơ thể. Do đó mà có tên là Khí huyệt. Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Khí huyệt, là tinh hoa của trăm mạch hướng về âm mà hóa khí, là huyệt kết tinh nên gọi là Khí huyệt”.

KHÍ HUYỆT 
KHÍ HUYỆT

Tên Hán Việt khác của Khí Huyệt:

Bào môn. Tử hộ.

Huyệt thứ:

13 Thuộc Thận kinh.

Đặc biệt của Khí Huyệt:

Giao hội của Túc Thiếu âmXung mạch.

Mô tả của Khí Huyệt:

KHÍ HUYỆT 
KHÍ HUYỆT

1. Vị trí xưa :

Dưới huyệt Tứ mãn 1 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn (Giáp ất).

2. VỊ trí nay :

Khi điểm huyệt nằm ngửa, từ huyệt Hoành cốt đo lên 2 thốn, hoặc huyệt Quan nguyên đo ra 5 phân.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của Khí Huyệt :

là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thắng to, mạc ngang. Dưới nữa là ruột non (Bàng-quang khi bí tiểu, tử cung khi có thai). Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T12.

Tác dụng trị bệnh của Khí Huyệt:

Theo kinh, Toàn thân :

Kinh nguyệt không đều, bạch đới, chứng vô sinh, ỉa chảy, nhiễm trùng niệu đạo.

Lâm sàng của Khí Huyệt:

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Quan nguyên, Khí hải trị lạnh bụng dưới, mệnh môn hỏa suy, chân dương suy. Phối Quan nguyên, Tam-âm giao trị bế kinh.

KHÍ HUYỆT 
KHÍ HUYỆT

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1.5 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
2. Ớn cứu 10-20 phút.

Tham khảo của Khí Huyệt:

1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Kinh nguyệt không thông, khí bôn đồn chạy lên xuống làm đau cột sống thắt lưng, dùng Khí huyệt làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị bôn đồn khí chạy lên xuống lan tới đau cột sống thắt lưng, ỉa chảy được mỏi thôi, đỏ đau mắt từ khóe mắt trong, phụ nữ kinh nguyệt không đều“.
3. Theo “Giáp ất”, huyệt Khí huyệt còn gọi là Bào môn, Tử hộ .
4. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt này là nơi hội của Xung mạch Túc Thiếu âm.

Bài trướcHUYỆT KHÍ HỘ 
Bài tiếp theoHUYỆT KHÍ MÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.