VỊ TRÍ HUYỆT TRUNG LIÊU Ở ĐÂU?
中髎穴
B 33 Zhōng liáo xué (Tchong Tsiao)
Xuất xứ của huyệt trung Liêu từ sách nào?
Sách: «Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt trung Liêu là gì?
– “Trung” có nghĩa là ở giữa.
– “Liêu” có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không ở xương.
Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái-dương mạch. Huyệt ở trong lỗ thứ 3 giữa xương cùng nên được gọi là Trung liêu (lỗ giữa).
Tên Hán Việt khác của huyệt trung Liêu là gi?
Trung không.
Là Huyệt thứ mấy của kinh Bàng Quang?
33 Thuộc Bàng-quang kinh.
Đặc biệt của huyệt trung Liêu là gì?
Hội của Túc Quyết-âm và Thiếu dương.
Vị trí của huyệt Trung Liêu ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Lỗ hỏm thứ 3, giữa chỗ hổng giáp xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Ở lỗ xương cùng thứ 3, ở phía dưới trong của huyệt Thứ liêu. Khi điểm huyệt nên nằm sấp.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt trung Liêu có gì?
là cân của cơ lưng to, khói cơ chung của các cơ ồ rãnh cột sóng. Xương cùng – Thần kinh vận dộng có là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sống cùng 3. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thẩn
kinh S2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt trung Liêu là gì?
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh, Toàn thân:
Táo Bón, bệnh thuộc cơ quan sinh dục, bí tiểu, kinh không đều.
Lâm sàng của huyệt trung Liêu:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Túc Tam-lý, Hơp cốc, Tam-âm giao trị bụng trướng căng. Phối Quan-nguyên du, Tam-âm giao trị xích bạch đới.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, 1 – 2 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt trung Liêu:
1. Xem: Bát liêu.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Tiểu-trường căng trướng, dùng huyệt Trung liêu làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau thắt lưng, đại tiện khó, cầu không tiêu phân nước lỏng, trúng hàn ở thắt lưng-cùng dùng trung liêu làm chủ”. Sách ghi tiếp: “Bí tiểu dùng Trung liêu làm chủ”.
4. «Đại thành» quyển thủ 6 ghi rằng: “Trung liêu chủ về đại tiêu tiện không thông, bụng căng, ngũ lao thất thương, đại tiện khó, tiểu rắt, ỉa phân sống lỏng, phụ nữ không sinh đẻ bạch đới, kinh nguyệt không đều“.
5. «Thắng ngọc ca» ghi rằng: “Đau thắt lưng dùng huyệt Trung khổng (Thứ liêu) rất hay” (Yêu thông, Trung khổng huyệt tối kỳ).
6. «Tô vấn – Thích yêu thống luận thiên» Vương Băng chú rằng: “Ba mạch Túc Thái-dương, Quyết-âm, Thiếu-âm giao kết ở Trung liêu”.
7. «Tụ anh» ghi rằng: “Trung liêu là nơi hội kết của Túc Quyết-âm, Thiếu-dương” (Túc Quyết-ãm, Thiếu-dương sỏ kêt chi hội).