HUYỆT ĐẠI NGHÊNH 
大迎穴

S 5 Dà yíng xué

HUYỆT ĐẠI NGHÊNH 
HUYỆT ĐẠI NGHÊNH

Xuất xứ của huyệt Đại Nghênh:

«TỐ vấn – Khí huyệt luận thiên».

Tên gọi của huyệt Đại Nghênh:

– “Đại” có nghĩa là lớn.
– “Nghênh” có nghĩa là chỗ vật ngoài tới mà ngửa mặt ra đón lấy.
Xương phía trước xương hàm, giải phẫu cổ đai gọi là “Đại-cốt nghênh”, huyệt này nằm ở phía trước góc xương hàm dưới của Nghênh cốt, cho nên gọi là Đại nghênh.
Còn có nghĩa khác, nói đến sự gặp nhau các nhánh của Thừa khấp và Đầu duy, ở huyệt này trước khi đi xuống huyệt tiếp theo là Nhân nghênh. Ngoài ra, kinh Dương minh được xem như là kinh lớn chứa đựng nhiều khí nhiều huyết nhất. Do đó mà có tên là Đại nghênh (Cuộc gặp gỡ lớn).
Tên Hán Việt khác Tủy không
Huyệt thứ 5 Thuộc Vị kinh.

HUYỆT ĐẠI NGHÊNH 
HUYỆT ĐẠI NGHÊNH

Mô tả huyệt của huyệt Đại Nghênh:

1. Vị trí xưa:

Trước xương quai hàm 1,3 thốn, trong chỗ hõm của xương, nơi có động mạch (Giáp ất, Loại kinh, Đồ dực, Đại thành).

HUYỆT ĐẠI NGHÊNH 
HUYỆT ĐẠI NGHÊNH

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt cắn chặt răng lại, cơ cắn đầy lên. Huyệt ở bờ trước cơ cắn và trên bờ dưới xương hàm dưới, ngang một ngón tay, ngay trên rãnh động mạch mặt.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Nghênh :

là bà dưới cơ cười, cơ mút, sát bờ trước cơ cắn. Rãnh động mạch mặt của xương hàm dưới. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não so V. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Nghênh:

HUYỆT ĐẠI NGHÊNH 
HUYỆT ĐẠI NGHÊNH

Tại chỗ:

Co giật thần kinh mặt, viêm tuyến mang tai, liệt dây thần kinh VII, cấm khấu, đau răng.

Lâm sàng của huyệt Đại Nghênh:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Quyển liêu trị xoang đầu hoa mắt (Bách chứng).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Hạ quan trị hai hàm răng cắn chặt. Phối Cự liêu, Giáp xa trị liệt mặt.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, mũi kim hướng về huyệt Giáp xa sâu 0,3 – 0,5 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 phút.
* Chú ý Không được cứu thành sẹo và châm nhằm động mạch để tránh xuất huyết.

HUYỆT ĐẠI NGHÊNH 
HUYỆT ĐẠI NGHÊNH

Tham khảo của huyệt Đại Nghênh:

1. «Linh khu – Hàn nhiệt bệnh» ghi rằng: “Kinh thủ Dương minh có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng, gọi là Đại nghênh, khi răng dưới đau nhức thì chọn huyệt của Thủ Dương minh, nếu sợ lạnh thì châm bố, không sợ lạnh thì châm tả”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Co giật, cấm khẩu, dùng huyệt Đại nghênh làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh tràng nhạt ở cố, dùng Đại nghênh làm chủ”.
4. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Quyết, miệng méo, đau hàm răng dưới, sưng má cằm, sợ lạnh, miệng không ngậm được, lưỡi không nói được, không nhai được, dùng Đại nghênh làm chủ”
5. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Tâm thần phân liệt gây ra chảy máu cam, suyễn, hồi hộp, dùng Đại nghênh làm chủ, kịp dùng Dương minh, Thái âm nhằm thủ túc thay đổi huyết mà ngưng huyết”.
6. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Đại nghênh chủ co giật, miệng cấm khẩu không mỏ, môi mép chúm giật, sưng cằm răng đau, sốt lạnh đau cổ, tràng nhạt, miệng méo, đau răng lỗ cối, sợ lạnh, cứng lưỡi không nói được, phu húp mắt, đau mà không ngậm được”.
7. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Hoa mắt, dùng Quyền liêu, Đại nghênh” (Mục huyễn, Quyền liêu, Đại nghênh).
8. Huyệt Đại nghênh “Giáp ất” còn gọi là Tủy không.

HUYỆT ĐẠI NGHÊNH 
HUYỆT ĐẠI NGHÊNH
Bài trướcHUYỆT ĐẠI LĂNG
Bài tiếp theoHUYỆT ĐẠI TRƯỜNG DU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.