Bệnh phổi nghề nghiệp là một trong những bệnh liên quan tới nghề nghiệp đầu tiên được xác nhận. Trong những năm 1500 Agricola có viết về những thợ mỏ ở vùng biên giới Đức-Séc chết do bệnh phổi liên quan tới bụi nhanh tới mức một số phụ nữ “mất tới bảy ông chồng trong đời”. Phổi là một đường vào chính của chất độc để xâm nhập vào cơ thể, sau đó mới đến đường tiêu hoá và tiếp xúc da. Bệnh phổi nghề nghiệp có thể thay đổi từ ngạt cấp tính tối nhiễm độc cấp tính do hít phải khí chlor gây nên phù phổi cấp, tới hen nghề nghiệp, lao và những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính khác, cho tới bệnh bụi phổi.

Chẩn đoán

Ngoài việc khai thác cẩn thận tiền sử phơi nhiễm và thăm khám lâm sàng, có hai xét nghiệm chính để đánh giá đường hô hấp. Xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán đầu tiên là chụp lồng ngực. Trong y học lao động, ngoài đánh giá theo tiêu chuẩn, còn có thang phân loại bụi phổi do Tổ chức lao động thế giới (International Labor organization – ILO) ban hành trong đó cho phép người đọc dựa trên bộ phim đã được tiêu chuẩn hoá. Những người được chứng nhận loại “B” được xếp loại là có bụi phổi lan toả và nặng theo thang điểm này. Đáng tiếc là, những tổn thương nghiêm trọng có thể xảy ra ở nhu mô phổi và đường dẫn khí trước khi phát hiện thấy trên phim. Những kiểm tra chức năng phổi thường nhạy hơn.

Phế dung ký là một xét nghiệm để kiểm tra chức năng của phổi. Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ có các tiêu chuẩn sâu vế kiểm tra phế dung phổi, và OSHA định rõ những yêu cầu với những máy phế dung ký được chấp nhận. Kiểm tra chức năng phổi gồm ba động tác thở gắng sức tối đa trong ít nhất 6 giây ghi trên một biểu đồ đo thể tích thở ra theo thời gian. ít nhất hai động tác gắng sức cần đạt tối 5%, hay 100ml. Trên bệnh nhân bình thường vào khoảng 75% tổng thể tích được thỏ ra trong giây đầu tiên (FEVJ). Tổng thể tích thở ra là dung tích sống chức năng (FVC). Nếu FVC giảm, bệnh nhân thường là mắc các bệnh có hạn chế hô hấp. Giảm giá trị FEV! với độ dốc dẹt cho thấy có tắc nghẽn đường hô hấp.

Bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi, còn được gọi là “phổi bụi”, là mẫu kinh điển của bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Trong bệnh này bụi dạng sợi như silic, amian, hay bụi than bị hít vào phổi trong một thời gian dài. Phổi dần dần thích nghi với bụi bằng cách tăng xơ hoá dẫn đến tắc nghẽn phổi và mất tính chun giãn, tiếp theo là giảm khả năng giãn nở. Hậu quả là hạn chế hô hấp, biểu thị bằng giảm FVC.

Bụi phổi bông, hay mẫn cảm với bụi bông, lúc đầu được gọi là bệnh phổi nâu để phân biệt với căn bệnh nguy hiểm hơn là bệnh “phổi đen” ở công nhân than. Thực tế là, các chương trình phát hiện và dự phòng được thực hiện thường xuyên đã làm giảm đáng kể số lượng và độ nặng của các ca bệnh bụi phổi.

Hen và quá mẫn cảm

Trong những năm 1990, hen nghề nghiệp đã và đang trở thành bệnh phổi nghề nghiệp chính (xem Chương 83). Người ta ước tính có tới 15% các trường hợp hen mắc phải ở người lớn do mẫn cảm với nghề nghiệp. Trong một số nghề nghiệp, hen ảnh hưởng tới 50% số người lao động. Một danh sách các chất gây hen có trong bảng 45.4. Điều trị hen bao gồm tránh các yếu tố gây mẫn cảm và điều trị hen theo phác đồ. Lời khuyên hợp lý là người bị hen nghề nghiệp không được dùng phương tiện bảo hộ và không được trỏ lại nơi làm việc.

Bảng 45.4. Những nguyên nhân gây hen nghề nghiệp

———————————–

Kích thích co thắt phế quản

Chlor

Amoniac

Oxid nitơ

Phức hợp trọng lượng phân tử cao

Kháng nguyên động vật

Enzym thực vật

Protein thực vật

Nấm/ mảnh vụn côn trùng

Mủ cao su

Chất keo, nhựa dán.

Phức hợp trọng lượng phân tử thấp

Kim loại: nickel, crôm, nhôm Bụi gỗ

Thuốc kháng sinh Diisocyanat Thuốc nhuộm

Formaldehyd

____________________________

Bệnh phổi nghề nghiệp chính cuối cùng là sốt do hơi khói. Chẩn đoán thường là bị bỏ qua vì bệnh biểu hiện cấp tính giống như cúm: ho, sốt, đau cơ, và khó chịu sau phơi nhiễm 4-6 giờ. Sốt do khói kim loại có thể xuất hiện sau phơi nhiễm nồng độ cao oxid kim loại như kẽm hoặc đồng, thường gặp ở thợ hàn. Tương tự như vậy, sốt do khói polymer có thể xuất hiện ở công nhân bị phơi nhiễm với nhựa polymer nấu chảy như công nhân giết mổ, chia phần và đóng gói thịt vào túi polymer. Sốt do khói không tiến triển. Tuy nhiên, một hội chứng tương tự, viêm phế nang dị ứng ngoại lai, do phơi nhiễm với bụi hữu cơ, cho thấy biểu hiện lâm sàng tương tự nhưng tiến triển thành xơ hoá mô kẽ mạn tính. Phơi nhiễm với bụi hữu cơ có thể xảy ra trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau như công nhân chế biến phomát, chế biến gỗ, và nông dân.

Hội chứng nhà kín

Một số hình thái mới của bệnh phổi nghề nghiệp được phát hiện thấy do ô nhiễm không khí trong nhà, đã và đang có tỷ lệ hiện mắc nhiều hơn tương ứng với sự xuất hiện những toà nhà kín hơn, hiệu quả năng lượng cao hơn, dẫn đến “hội chứng nhà kín”. Hội chứng này là hậu quả của các chương trình hiệu quả năng lượng của kỹ thuật xây dựng mới để giảm thiểu mất nhiệt sau các cuộc khủng hoảng năng lượng khác nhau. Những cấu trúc nhà mới kín với bên ngoài, lưu lại bên trong các loại khí khác nhau, hơi khói, và nấm mốc. Triệu chứng thường là khàn giọng, ho, khó chịu, đau đầu, và sổ mũi. Hơi khí có thể do thảm hoặc sơn mối bay hơi. Hơi khí độc có thể xâm nhập qua không khí đưa vào, như khói động cơ và những mùi độc hại khác. Độ ẩm không khí và trao đổi không khí mỗi giờ được đo bằng mức CO2 có thể ảnh hưởng đến công nhân.

Bài trướcSốt đốm vùng núi Rocky – Biểu hiện và điều trị
Bài tiếp theoCác bệnh tổn thương do nhiệt (Mệt lả do nhiệt, Say nóng)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.