HUYỆT TRUNG CHỮ
中渚穴
TE 3 Zhōng zhū xué
Xuất xứ của huyệt Trung Chữ:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Trung Chữ:
– “Trung” có nghĩa là giữa, ở chính giữa.
– “Chữ” có nghĩa là bãi nhỏ, một mảnh đất nhỏ (được bao quanh bổi nước, có nưóc chung quanh) hay một hòn đảo nhỏ.
Huyệt nằm phía trên Dịch môn, giữa chừng xương khối đốt bàn tay thứ 4 và 5. Do đó mà có tên là Trung chủ.
Theo “Tý ngọ lưu chú thuyêt nạn” ghi rằng: “Trung chử là du huyệt của Tam-tiêu, rót về như sông có chỗ tụ lại mà ở vị trí giữa nên gọi la Trung chữ”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Trung Chữ:
Hạ dô.
Huyệt thứ:
3 Thuộc Tam-tiêu kinh.
Đặc biệt của huyệt Trung Chữ:
“Du huyệt”, thuộc “Mộc”.
Mô tả của huyệt Trung Chữ:
1. VỊ trí xưa:
Chỗ hỏm sau khớp bàn-ngón đeo nhẫn ở bờ ngón út (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5 phía mu tay, trên kẽ ngón tay 1 thốn. Khi điểm huyệt hơi nắm bàn tay lại.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trung Chữ:
là khe giữa gân duỗi ngón tay trỏ của cơ duỗi chung ngón tay và gân cơ duỗi riêng ngón tay út, cơ gian cốt thứ 4. cơ giun, bờ. trong đầu dưới xương bàn tay 4 – Thần kinh nhánh mu tay dây trụ đi từ tiết đoạn cổ 8 ngực 1. Thần kinh vận động cơ là các nhánh quay và dây trụ. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C7.
Hiệu năng của huyệt Trung Chữ:
Sơ khí cơ của Thiếu- dương, giải tà nhiệt ở Tam tiêu, lợi nhĩ khiếu.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Chữ:
1. Theo kinh :
Câm điếc, ù tai, điếc, nhức đầu, đau vai lưng.
2. Toàn thân :
Đau thần kinh sườn.
Lâm sàng của huyệt Trung Chữ:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Dịch môn trị sưng húp cánh tay (Ngoe long). Phối Tam lý. Đại đôn trị thương hàn bất tỉnh nhân sự (Đại thành). Phối Thương dương, Khâu khư trị sốt rét lâu ngày (Đại thành). Phối Thái khê trị sưng cuống họng (Đại thành). Phối Chi cấu, Nội đình trị nuốt đau (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Nhĩ môn, Ế phong trị ù tai điếc. Phối Thính hội, Thính cung, Ế phong trị ù tai, điếc. Phối Hậu khê trị đau vai lưng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng hoặc xiên lên phía cô’ tay, sâu 0,5 – 1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc tê lan ra phía ngón tay đầu mút, hoặc như điện giật xuống mút ngón tay.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Trung Chữ:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét bốn mùa đều phát, mặt đỏ phừng, mắt nhìn lờ mờ, dùng Trung chử làm chủ”.
2. «Giáp ât» quyển thứ 10 ghi rằng: “Ngoài cô’ họng sưng, đau khuỷu tay cánh tay, năm ngón tay co rút không duỗi ra được, chóng mặt, đau hàm trán đỉnh đầu, dùng Trung chử làm chủ”.
3. «Thiên kim» quyến thứ 30 ghi rằng: “Trung chử, Chi cấu, Nội đình trị sưng đau cổ họng”.
4. «Ngoại đài» ghi rằng: “Trung chử chủ bệnh thuộc nhiệt, mồ hôi không ra, đau đầu, ù tai, đau mắt, sót lạnh, sưng tắc họng”.
5. «Thái ất ca» ghi rằng: “Châm Trung chử trị đau thắt lưng đau lưng” (Thích cửu hoạn yêu thông bôi thông).
6. «Tịch hoàng phú» ghi rằng: “Trị thương hàn lâu ngày, đau vai lưng” (Trị cửu hoạn thương hàn, kiên bôi thống).
7. «TỊch hoàng phú» ghi rằng: “Trị thương hàn lâu ngày, đau vai lưng” (Trị cửu hoạn thương hàn, kiên bôi thòng).
8. «Thông huyền phú» ghi rằng: “Đau sau cột sống xuyên tim, châm huyệt này thì đỡ ngay” (Tích tâm hậu thông, châm thủ lập dũ).
9. «Linh quang phú» ghi rằng: “Năm ngón tay không cử động binh thường châm Trung chử”.
10. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt này là “Du huyệt” của Thủ Thiếu dương kinh.
Viêm tai giữa có mủ, đau nhức đâm sau tai, tả huyệt Trung chử, đâm nhức trước tai tả huyệt Hậu khê. Châm Dịch môn thấu Trung chử trị yếu gân bên mu khớp ngón tay, co vào mà không duỗi ra được.