HUYỆT NHẬT NGUYỆT
日月穴
G 24 Rì yuè xué (Je lue )
Xuất xứ của huyệt Nhật Nguyệt:
«Mạch kinh»
Tên gọi của huyệt Nhật Nguyệt:
– “Nhật” có nghĩa là mặt trời.
– “Nguyệt” có nghĩa là mặt trăng.
Huyệt là “Mộ” huyệt của Đởm kinh, biểu hiện những rối loạn liên quan tới đởm; Đởm là cơ quan chủ về quyết đoán. Đặc tính của sự quyết đoán tức là rõ ràng và dứt khoát được viết là Minh 明 , một sự kết hợp các đặc điểm cho mặt trời 日 và 月 mặt trăng . Do đó có tên là Nhật Nguyệt.
Theo “Thái ngải thiên” ghi rằng: “Nhật nguyệt ở dưới Kỳ môn 5 phân là Mộ huyệt của Đởm. Kỳ môn là Mộ huyệt của Can. Giữa hai huyệt này gần nhau mà ngó về nhau y như một âm một dương của mặt tròi mặt trăng cùng hợp lại với nhau”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Nhật Nguyệt:
Thần quang.
Huyệt thứ :
24 Thuộc Đởm kinh
Đặc biệt của huyệt Nhật Nguyệt:
Giao hội của Túc Thái-âm và Túc Thiếu- dương, Dương-duy mạch. Mộ huyệt của Đỏm.
Mô tả của huyệt Nhật Nguyệt:
1. Vị trí xưa :
Dưới huyệt Kỳ môn 0,5 thốn (Giáp ất).
2. VỊ trí nay :
Từ núm vú kéo thẳng xuống ở khoảng giữa gian sườn 7, sát bờ trên xương sườn 8.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Nhật Nguyệt :
là chỗ tiếp nối giữa phần thịt và phần cân của cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn 7. Dưới nữa là Gan (phải), Lách (trái) hay Dạ dày (trái) – Thần kinh vận động cơ là các nhánh thần kinh gian sườn 7. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T7.
Hiệu năng của huyệt Nhật Nguyệt:
Sơ đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Nhật Nguyệt:
Tại chỗ, toàn thân :
Viêm gan cấp mãn tính, viêm túi mật, lở loét do tiêu hóa, co thắt cách mô.
Lâm sàng của huyệt Nhật Nguyệt:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Khâu khư, Dương Lăng tuyền, Chi cấu trị đau nhức đầy tức hông sườn. Phối Nội quan, Trung quản trị nôn mửa. Phối Dương Lăng-tuyền, Túc Tam-lý trị nấc cụt, đắng miệng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phứt.
* Chú ý Không nên châm sâu quá ví dưới bên phải là túi mật hay gan, bên phải là lách, dạ dày hoặc kết trường ngang.
Tham khảo của huyệt Nhật Nguyệt:
1. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Thở hổn hển, khi vui khi buồn, bụng dưới có nóng muốn chạy, dùng Nhật nguyệt làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Nhật nguyệt, Đại hoành chủ trị bụng dưới nóng, muốn chạy, hổn hển, Nôn mửa, nuốt chua, cứu Thần quang 100 lửa”.
3. «Ngoại đài» ghi rằng: “Nhật nguyệt chủ trị dãi nhiều, nói năng ngọng nghịu, tứ chi không cử động được”.
4. Huyệt Nhật nguyệt, “Thiên kim ” gọi là Thần quang.
5. Căn cứ theo “Mạch kinh” thì huyệt này là “Mộ huyệt” của Đởm.
6. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi huyệt này là nơi hội của Túc Thái-âm, Thiếu-dương.
7. “Đồng nhân” ghi rằng Nhật nguyệt là nơi hội của Túc Thái-âm, Thiếu-dương, Dương-duy.