HUYỆT PHI DƯƠNG 

飛陽穴
B 58 Fēi yáng xué.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

Xuất xứ của huyệt Phi Dương:

«Linh khu – Căn kết».

Tên gọi của huyệt Phi Dương:

– “Phi” có nghĩa là bay.
– “Dương” có nghĩa là bay lên, bốc lên.
Huyệt là “Lạc” của kinh Túc Thái-dương. Khí của Bàng-quang có thể đi ngang qua nhanh chóng từ lạc huyệt này tới kinh Thận. Đối với các chi dưới bị yếu, sau khi châm huyệt này bệnh nhân có thể đi bộ nhẹ nhành, bay bổng so với lúc bị bệnh. Do đó có tên là Phi dương.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Lạc của Túc Thái dương, nói rằng có Phi dương chạy đến Túc Thiếu-âm Thận kinh, đồng thời ví như châm vào huyệt này có thể bước đi như bay (dương bộ tợ phi) nên gọi là Phi dương”.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

Tên Hán Việt khác của huyệt Phi Dương:

Quyết dương.

Đặc biệt của huyệt Phi Dương:

Lạc huyệt của Túc Thái-dương biệt tẩu (nối vói) Túc Thiếu-âm Thận kinh.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

Huyệt thứ:

58 Thuộc Bàng-quang kinh.

Mô tả của huyệt Phi Dương:

1. Vị trí xưa :

Trên mắt cá ngoài chân 7 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành) .

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt, ngồi ngay thõng chân xuống hoặc nằm sấp, ngoài mắt cá chân đo lên 7 thốn, ngang huyệt Thừa sơn 1 thốn là đúng. Huyệt là nơi tiếp nối giữa phần thịt và gân của bờ ngoài cơ sinh đôi ngoài.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phi Dương:

là bò ngoài nơi tiếp nối giữa phần thịt với phần gân của cơ sinh đòi ngoài, cơ dép, cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chày sau, màng gian cốt – Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S1.

Hiệu năng của huyệt Phi Dương:

Khư tà ở kinh Thái- dương. Tán phong thấp ở kinh lạc.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

Tác dụng trị bệnh của huyệt Phi Dương:

1. Tại chỗ :

Cước khí, đau nhức ống chân.

2. Theo kinh và Toàn thân:

Viêm khớp do phong thấp, viêm thận, viêm bàng quang, trĩ, động kinh, đau thắt lưng đùi.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

Lâm sàng của huyệt Phi Dương:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Dương cốc trị xoàng đầu, hoa mắt (Tư sinh). Phối Chi chánh trị hoa mắt (Tư sinh).

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Trung cực, Bàng- quang du, Âm Lăng-tuyền trị viêm bàng quang. Phối Bạch-hoàn du trị trĩ. Phối Hoàn khiêu, Dương Lăng-tuyển, Tam-âm giao trị đau nhức thắt lưng-đùi. Phối Thận du, Trung cực trị bí tiểu, đái tháo nhạt.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sau 1,5 – 2,5 thốn, tại chồ có cảm giác căng tức tê như điện giật chạy xuống đuổi.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

Tham khảo của huyệt Phi Dương:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Lạnh ở phần dưới, bệnh sốt mồ hôi không ra, mình nặng, nghịch khi đầu đau xoàng, dùng Phi dương làm chủ”.
2. <<Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Co ưỡn người như gãy, dùng Phi dương làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét, thực thì đau thắt lưng-lưng, hư thì chảy máu cam, chảy mũi nước dùng huyệt Phi dương làm chủ”.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG

4. «Thiên kim» ghi rằng: “Phi dương, Thái ất, Hoạt-nhục môn chủ trị bệnh tâm thần phân liệt, chạy bậy thè lưỡi ra ngoài”.
5. <<Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: ” Trĩ sưng đau, mình nặng đứng lên ngồi xuống khó, đi bộ khó khăn, sưng đau bắp chân, chân run không đứng lâu được, các ngón chân không thế co duỗi, mắt hoa đau, nhức các khớp, nghịch khí, tâm thần phân liệt, sốt rét thực thỉ nghẹt mũi, đau đầu-lưng nên tả huyệt Phi dương, hư thì chảy máu cam, chảy mũi nước hắt hơi nên bô huyệt Phi dương”.
6. «Linh khu – Kinh mạch» ghi rằng: “Huyệt này là Lạc huyệt của Túc Thái-dương kinh”.

HUYỆT PHI DƯƠNG 
HUYỆT PHI DƯƠNG
Bài trướcHUYỆT PHẾ NHIỆT 
Bài tiếp theoHUYỆT PHONG LONG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.