HUYỆT THÁI UYÊN
太淵穴
L9 Tài yuān xué(Traé luann).
Xuất xứ của huyệt Thái Uyên:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Thái Uyên:
– “Thái” có nghĩa là một cái gì đó quá mức bình thường.
– “Uyên” chỉ cái gì rộng rãi mà sâu xa, nơi nước sâu, cá tập trung.
Huyệt nằm ở “thốn khẩu”, là “Nguyên huyệt” của Phế kinh lại là nơi đại hội của mọi mạch, khí của các mạch đều đô về đó cho nên có tên là Thái uyên (ao sâu rộng).
Huyệt thứ :
9 Thuộc Phế kinh.
Đặc biệt của huyệt Thái Uyên:
“Nguyên” huyệt của Phế – “Hội” huyệt của Mạch – “Du” huyệt thuộc “Thổ”.
Mô tả của huyệt Thái Uyên:
1. Vị trí xưa :
ở chỗ hỏm sau bàn tay (Giáp ất).
2. Vị trí nay :
Khi điểm huyệt lật bàn tay lui ra sau, huyệt ở chỗ hỏm trên lằn chỉ mạch tay quay.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thái Uyên:
là rãnh mạch tay quay, cấu tạo bỏi gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái (ở ngoài), gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung nông các ngón tay (ở trong), gân cơ gấp dài ngón cái và xương thuyền – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Hiệu năng của huyệt Thái Uyên:
Khu phong hóa đàm, lý phế chỉ khái, thanh tập phế khí ở thượng tiêu.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thái Uyên:
1. Tại chỗ:
Bệnh thuộc tổ chức mềm quanh khớp cổ tay.
2. Theo kinh:
Ho gà, viêm khí quản, dịch cúm, suyễn, ho yếu phổi.
3. Toàn thân :
Trên lâm sàng của huyệt Thái Uyên:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Liệt khuyết trị ho, phong đàm (Ngọc long ca). Phối Thần môn trị ở hơi nghịch lên (Đại thành). Phối Dịch môn trị hàn quyết (Đại thành). Phối Thương dương, Túc Lâm-khấp trị sưng ở khuyết bồn (Đại thành). Phối Ngư tế trị khô cổ (Đại thành). Phối Thái khê, Kinh cừ trị sốt rét, ho nghịch xốc, tức ngực khó nằm khi nóng khi lạnh (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Nội quan, Tứ phùng trị ho gà. Phối Phong long trị ho do phong đàm. Phối Đại chùy, Giải khê trị ho nóng lạnh do sốt rét làm tức ngực không nằm được. Phối Nhân nghênh trị chứng vô mạch.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, từ mặt bên trong lòng bàn tay hướng mũi kim tói mặt bên lưng bàn tay sâu 0,3 – 0,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 3 – 5 phút.
* Chú ý: Tránh châm vào động mạch và xương.
Tham khảo của huyệt Thái Uyên:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Bệnh ôn mình nóng, hơn 5 ngày mà mồ hôi chưa ra được nên châm Thái uyên lưu kim 1 giờ, nếu chưa đầy 5 ngày thì cấm không được châm”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Chứng tý quyết vai ngực tức đau, trong mắt có vảy trắng che lấp, nóng trong lòng bàn tay, khi nóng khi lạnh, đau lan tói khuyết bồn nhiều lần, suyễn kho thở, đau phía trong cánh tay, tức nóng khó chịu ở phần trên cách mô, dùng Thái uyên để trị”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Cuồng ngôn nói bậy, dùng Thái uyên đê trị”. Lại ghi tiếp: “Ọe ra máu , lạnh cơn họng khô, dùng Thái uyên để trị”.
4. «Giáp ất» quyên thứ 12 ghi rằng: “Miệng méo châm Thái uyên”.
5. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Chủ trị chứng hung tý khí nghịch lên, thích ọe, nôn ra thức ăn thức uống, buồn bực không ngủ được, phổi căng phình, đau phía trong cánh tay, mắt sinh vảy trắng, mắt đỏ đau, khi sốt khi lạnh, đau lan tói khuyết bồn, nóng trong lòng bàn tay, đau lạnh ở vai lưng, suyễn không thở được, ợ hơi lên, đau tim mạch sáp, ho ra máu, nôn ra máu, phát lạnh, họng khô, nói bậy phát cuồng, méo miệng, nước tiểu đổi màu”.
6. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Đau chính giữa hoặc hai bên đầu, khi dùng hai huyệt Liệt khuyết, Thái uyên không được dùng phép bổ. Dùng kết hợp hai huyệt này làm giảm được chứng đau nhức ở hai vú” (Thiên chính đầu thông tả hữu châm; Liệt khuyết, Thái uyên bát dụng bô. Thái uyên, Liệt khuyết huyệt tương liên, nâng khư khí thống thích lưỡng nhũ).
7. Căn cữ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt Liệt khuyết là Du huyệt của kinh Thủ Thái âm. Liệt khuyết còn là Nguyên huyệt và một trong Bát hội huyệt. Mạch hội ở huyệt Thái uyên.
8. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Thái uyên trong trưởng hợp bệnh nhân có vẻ buồn bực, hay lo sợ, bứt rứt, buồn ngủ, ngáp và hay thổ ra luôn, còn ban đêm thì lại không ngủ được, trong lòng cứ bận rộn theo những mối suy nghĩ, những lo âu sợ hãi.