HUYỆT THỪA TƯƠNG
承漿穴
cv 24 Chéng jiāng xué
Xuất xứ của huyệt Thừa Tương:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thừa Tương:
– “Thừa” có nghĩa là vâng, chịu, nhận.
– “Tương” có nghĩa là nước gạo, nước uống, thứ gì uống được đều gọi là Tương, ở đây chỉ nước dãi.
Nước dãi sẽ tích chứa ở đây nếu nó chảy ra khỏi miệng, nên gọi là Thừa tương (nhận nước dãi).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở chỗ hõm góc môi dưới trước má, bởi vì thủy tương (nước uống) đi vào miêng huyệt ở ngay chỗ tiếp nhận nước nên gọi là Thừa tương”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thừa Tương:
Huyền tương, Quỷ thị, Thiên trì, Thuỳ tương.
Huyệt thứ:
24 Thuộc Nhâm mạch.
Đặc biệt của huyệt Thừa Tương:
Hội của Thủ, Túc Dương-minh, Đốc mạch và Nhâm mạch.
Mô tả của huyệt Thừa Tương:
1. Vi trí xưa :
Phía dưới môi, ở chỗ hõm trên cằm (Giáp ât, Dồng nhân).
2. Tị trí nay:
Chỗ hỏm giữa rãnh môi-cằm, phía dưới bờ môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thừa Tương:
là giữa 2 cơ vuông cằm. Dưới bà dưới cơ vòng ôm. Trên bờ trên cơ chòm râu-cằm – Thần kinh vận động cơ là các nhánh cô mặt của dây sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bỏi thần kinh sọ não v3.
Hiệu năng của huyệt Thừa Tương:
Điều hòa khí âm dương thừa nghịch, sơ phong tà ở răng mặt mắt.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thừa Tương:
1. Tại chỗ, theo kinh :
Liệt mặt, bại xuội do tai biến mạch máu não, đau răng.
2. Toàn thân:
Lở loét xoang mồm, chứng rệu nước dãi.
Lâm sàng của huyệt Thừa Tương:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Phong phủ trị cứng cổ (Đại thành).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Địa thương, Lệ đoài, trị hôi miệng, Iả chảy nước. Phối Hòa liêu, Khiên chánh, Phong trì trị liệt mặt. Phối Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc trị liệt mặt. Phối Liêm tuyền trị chảy nước dãi. Phối Giáp xa, Hợp cốc trị đau răng hàm dưói.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức đau.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Thừa Tương:
1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Máu mũi chảy không cầm, dùng Thừa tương và ủy trung làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Thừa tương, Tiền đình, Thiên trụ, Não không, Mục song chủ trị hoa mắt, tối sầm mắt“.
3. «Tập thành» ghi rằng: “Lở trong miệng, dung Thừa tương, Lao cung“.
4. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Đầu gáy đau cứng không quay được, đau răng; trước tiên châm Thừa tương sau đó châm Phong phủ” (Đầu cảnh cường thống nan hồi nhan, nha thông bệnh tác nhất ban khán, tiên hướng Thửa tương minh bổ tả, hậu châm Phong phủ tức thời an).
5. Huyệt Thừa tương, theo “Giáp ất” gọi là Thiên trì, “Thiên kim” gọi là Quỷ thị, “Đồng nhân” gọi là Huyền tương, “Thánh tế” gọi là Thùy tương.
6. Căn cứ theo “Giáp ất”, Thừa tương là nơi hội của Túc Dương-minh, Nhâm mạch.
7. Căn củ theo “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi Thừa tương là nơi hội của Thủ Túc Dương- minh, Đốc mạch, Nhâm mạch.