TAM TIÊU DU
三焦俞穴
B 22 Sānjiāo yú xué (Sann Tsiao Chou).
Xuất xứ của huyệt Tam Tiêu Du:
«Giáp ất>>.
Tên gọi của huyệt Tam Tiêu Du:
– “Tam-tiêu” là một trong sáu phủ. Chia ra Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu.
– “Du” có nghĩa là lỗ trống không, nơi khí ra vào.
Huyệt ở dưới Tỳ du, Vị du và nằm trên huyệt Thận du. Huyệt được xem như là nơi khí Tam tiêu di chuyên rót về, có ý nghĩa chủ trị về Tam tiêu cũng như biểu hiện những dấu hiệu chủ yêu về rối loạn của Tam-tiêu.
Huyệt thứ:
22 Thuộc Bàng-quang kinh.
Đặc biệt của huyệt Tam Tiêu Du:
“Bôi du huyệt” của Tam tiêu.
Mô tả của huyệt Tam Tiêu Du:
1. VỊ trí xưa:
Ở hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 13 đo ngang ra mỗi bên 1,5 thốn. (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Huyệt là nơi gặp nhau của đường thẳng đứng cách Đốc mạch 1,5 thốn và đường ngang qua dưới gai đốt sống thứ 13.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tam Tiêu Du:
là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái chậu. Dưới nữa là thận Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dày sống thắt lúng 1, nhánh của đám rối thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh TI2.
Hiệu năng của huyệt Tam Tiêu Du:
Điều khí hóa, lợi thủy thấp.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tam Tiêu Du:
Ngoài tác dụng tại chồ ra còn có tác dụng toàn thân trong các chứng: Viêm dạ dày, viêm ruột, viêm thận, phúc thủy, bí đái, đái dầm, suy nhược thần kinh, đau thắt lưng.
Lâm sàng của huyệt Tam Tiêu Du:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Khí hải, Đại-trường du, Túc Tam-lý trị viêm thận cấp mãn tính. Phối Thủy phân, Đại-trường du, Khí hái, Túc Tam-lý, Âm Lăng-tuyền trị thủy thũng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan tới vùng thắt lưng.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
* Chú ỷ Cấm châm sâu, bên dưới là Thận.
Tham khảo của huyệt Tam Tiêu Du:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: ” Đau đầu, ăn không xuống, ruột sôi trướng lên, trên nôn dưới ỉa, dùng huyệt Tam-tiêu du làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Tam tiêu du, Tiểu trường du, Hạ liêu, Ý xá, Chương môn, chủ trị bụng trướng ruột sôi muốn ỉa”. Sách lại ghi tiếp: “Phương huyệt trị bí tức đái tiểu không được, cứu Tam tiêu du một trăm lửa”.
3. «Đại thành>> quyên thứ 6 ghi rằng: “Tam- tiêu du chủ trị tạng phủ tích tụ, bụng trướng gầy ốm, không muốn ăn uống, thương hàn đầu thống, ăn uống vào mửa ra, đau vai lưng cấp, thắt lưng đau cứng không cúi ngửa được“.
4. «Châm cứu chân tủy – Trạch điển kiện>>: Tam-tiêu du là huyệt quan trọng nhưng không phải người nào cũng dùng được, vì bệnh có quan hệ tới ống nhũ trấp làm cho ống đó lưu thông, thường dùng trong bệnh đái đường. Theo phái Trạch Điền ở Nhật bản thì trước đây vấn đề giải thích Tam-tiêu còn mơ hồ, căn cứ vào lối giải thích này ông cho là Tam-tiêu và ống nhũ trấp có quan hệ với nhau.
Hạ tiêu là ống dưỡng trấp của Tiêu-trường, ống nhũ trấp nếu không lưu thông thì sinh ra ứ huyết, phát ra các chứng bệnh thuộc huyết. Vì vậy khi trị lý huyết nên cứu Dương trì (bên trái) và huyệt Trung quản ở bụng làm cho hạ tiêu điều hòa thì óng nhũ trấp tự nhiên thông đạt. Người huyết chạy không thông là vì hạ tiêu ứ trệ có thể làm cho bệnh nhân vai trái ứ ngưng sinh đau nhức. Khi vai trái bị ứ ngưng thì châm huyệt Dương trì, Trung quản vì Trung quản và ống nhũ trấp tương liên với nhau và có cùng quan hệ hướng ra của ống. Hạ tiêu điều hòa thì óng thông thương dễ dàng. Bệnh đới hạ cũng dễ bị Tác dụng trị bệnh Nhìn xiên, mờ mắt.