HUYỆT THÁI XUNG
太冲穴
Liv 3 Tàichòng (Tae Tchong).
Xuất xứ của huyệt Thái Xung:
“Linh khu “.
Tên gọi của huyệt Thái Xung:
– “Thái” có nghĩa lớn và cũng là biểu tượng những Nguyên huyệt của các kinh âm nơi bàn chân.
– “Xung” có nghĩa là vọt, đổ. Ở đây nói đến một nơi quan trọng.
Can khí của kinh Túc Quyết-âm đổ vào đây, khí và huyết nhiều. Huyệt biểu hiện dấu hiệu ở những vấn đề rối loạn kinh nguyệt và cũng có thê phục hồi kinh nguyệt trỏ lại bình thường. Do đó mà có tên là Thái xung.
Theo “Tố vấn – Ẵm dương ly hợp luận thiên” ghi rằng: “Thái xung có nghĩa là mạch Thận và Xung hợp lại mà thịnh đại to lớn, nên gọi là Thái xung”.
Huyệt thứ:
3 Thuộc Can kinh.
Đặc biệt của huyệt Thái Xung:
“Nguyên” huyệt của Can; “Du” huyệt thuộc Thổ.
Mô tả của huyệt Thái Xung:
1. VỊ trí xưa :
Sau đốt ngón thứ nhất của ngón chân cái và cách huyệt Hành gian 2 thốn (có sách nói 1,5 thốn) (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đai thành).
2. Vị trí nay :
Sau kẽ giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn. Huyệt ở góc tạo nên bởi hai đầu xương sau bàn chân.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Thái Xung:
là gân cơ duỗi dài riêng ngón cái, cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 1 và 2. Thần kinh hông khoeo trong của tiết đoạn thần kinh thắt lưng 4- cùng đi qua. Thần kinh vận động cơ là các nhanh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
Hiệu năng của huyệt Thái Xung:
Bình can, lý huyết, thông lạc, thanh tức can hỏa can dương, sơ tiết hạ tiêu thấp nhiệt.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thái Xung:
1. Theo kinh :
Đau đầu chóng mặt, viêm gan, kinh nguyệt không đều, mồ hôi không cầm sau khi sinh.
2. Toàn thân :
Bí đái, huyết áp cao, mất ngủ, viêm tuyến vú, chứng giảm tiêu bản, đau nhức các khớp tay chân.
Lâm sàng của huyệt Thái Xung:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thái bạch trị sình bụng làm đau lưng (Đại thành). Phoi Thần khuyết, Tam-âm giao trị ỉa chảy. Phối Đại đôn trị sa dịch hoàn (Đại thành). Phối Thiên phủ, Chiếu hải, Khúc tuyền trị sa tử cung (Đại thành). Phối Âm giao, Tam-âm giao trị rong kinh (Đại thành). Phối Khúc tuyền trị ỉa chảy có máu (Tư sinh). Phối Nhiên cốc trị kinh lậu (Tư sinh). Phối Trung phong đi bộ khó khăn (Tháng ngọc ca). Phối Hợp cốc trị đau vai tay. Phối Bách hội, Chiếu hải, Tam-âm giao trị đau họng, thanh quản (Tịch hoằng phú). Phối Đại đôn trị 7 loại sán (thoát vị). Phối Hợp cốc trị nghẹt mũi, trỉ mũi, tỷ uyên (Y học nhập môn).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Khúc trì, Hợp cốc, Túc Tam-lý trị đau nhức tứ chi. Phối Hành gian, Ngũ lý trị sưng gan. Phối Khúc tuyền, Lãi cấu trị bệnh viêm dịch hoàn. Phối Thái khê trị âm hư hỏa vượng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 1-1,5 thốn, có thể thấu Dũng tuyền, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc tê như điện xuống đáy chân.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Thái Xung:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Hay sợ sệt do cảm xúc quá, dùng Thái xung làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Nôn lạnh tay lạnh chân, khi đó hơi có sốt, đầy tức dưới sườn, đau họng, đau bò ngoài đầu gói, đau nhức cẳng chân, sưng dưới nách, rò hạch ỏ cổ, sưng môi, đau mép miệng, dùng Thái xung làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Thoát vị bẹn, dùng Thái xung làm chủ”.
4. «Giáp ât» quyển thứ 11 ghi rằng: “Đàn ông tinh khí bất túc, dùng Thái xung làm chủ”.
5. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Chứng xôn tiết đại tiện loảng thức ăn không tiêu dùng Thái xung làm chủ”.
6. «Thiên kim dực» quyển thứ 27 ghi rằng: “Khí thượng lên phát lạnh, trong bụng ruột sôi ào ạt, nôn ngược không ăn, cứu Thái xung không giới hạn số lần cứu, từ khi đau cứu cho tới khi hết đau là được”.
7. «Thiên kim dực» quyển thứ 28 ghi rằng: “Không tiểu được cứu Thái xung 50 lửa. Suy nhược, phù thủng cứu Thái xung 100 lửa”.
8. «Tịch hoằng phú» quyến thứ 28 ghi rằng: “Đau tay liên quan tới vai-cột sống không chịu được, khi châm Hợp cốc cần thêm Thái xung, trong họng-thanh quản đau gấp trước tiên châm Bách hội, Thái xung, Chiếu hải và Âm giao; đau sau cẳng chân, sưng đầu gối châm Tam lý, Huyền chung, Nhị lăng, Tam-âm giao, hướng Thái xung để cần dẫn khí” (Thủ liên kiên tích thống nan nhẫn. Hợp cốc châm thời yểu Thái xung. Yết hầu tôi cấp tiên Bách hội, Thái xung, Chiếu hải cập Âm giao. Cước thống tất thũng châm Tam lý, Huyền chung, Nhị Iđng, Tam-âm giao. Cánh hướng Thái xung tu dần khí)
9. «Tiêu u phú» ghi rằng: “Nóng ngực nằm không yên, thỏ ngắn hơi, yết hầu sưng đau, châm Thái xung thi hết” (Tâm trướng hầu thống, châm Thái xung nhi tất trừ).
10. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, tả Thái xung trong những trường hợp vì can khí hữu dư mà sinh ra như: cảm xúc quá độ, sợ sệt, lo ngại bâng quơ, buồn bã, lỉu sầu, hay thỏ ra mãi. Sự lao nhọc về tinh thần, sự mất ngủ thường hay làm nguyên nhân cho các chứng ưên.
11. Sách “Châm cứu đại thành” gọi Hợp cốc và Thái xung là Tứ quan, nhóm huyệt này trị những chứng dộng kinh có kết quả. Kết hợp thêm Thần môn, Bách hội trị được ngủ giản.
12. «Phôi huyệt khái luận giảng nghĩa»: Tứ quan là 4 huyệt: Hai huyệt Hợp cốc, hai huyệt Thãi xung, là những huyệt kỳ diệu của kinh chính nên đặt tên chung cho nó là “quan” (cửa ải) ý nghĩa thật tinh vi vậy. Hợp cốc là một Nguyên huyệt.
Thái xung là một Nguyên huyệt. Nếu nói về hình thể, Hợp cốc ỏ vào chỗ hai xương giáp nhau, Thái xung cũng ỏ vào chỗ hai xương giáp nhau, chỗ giống nhau của hai huyệt là ỏ chỗ ấy vậy. Lại nói về tính chất thì Hợp cốc thuộc dương chủ khí. Thái xung thuộc âm chủ huyết, thế là trong chỗ giống nhau lại có sự khác nhau. Nhưng sự giống nhau của hai huyệt này chính là ỏ chỗ đều cùng được mệnh danh là “hổ khẩu xung yếu”, còn sự khác nhau của nó thi lại là ỏ cái chức năng “Trảm quan phá sào” kia. Xem như khai quan tiết để sưu phong trừ tê, lam cho khí huyết lưu hành để thông kinh trục xí và như phối hợp’ vói Phong long và Dương Làng-tuyền để giáng đàm tả hỏa để trị bệnh điên cuồng, phối với Bách hội, Thần môn đê trấn kinh an thần hầu chữa 5 bệnh “giản” thật là một bằng chứng rõ ràng vậy.