VỊ TRÍ HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG Ở ĐÂU?

长强穴
GV 1 Zhǎng qiáng xué (Tchiang Tsiang)

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Xuất xứ của huyệt Trường Cường từ sách nào?

Sách «Linh khu – Kinh mạch».

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Trường Cường là gì?

– “Trường” có nghĩa là dài. Ở đây nói đến độ dài của Đốc mạch mà nó bắt đầu từ đáy chậu, đi lên dọc theo cột sống đến cổ, đỉnh đầu và xuống mặt.
– “Cưởng” có nghĩa là mạnh.
Huyệt có tác dụng chữa bệnh mạnh. Do đó mà có tên Trường cường. Có người còn cho rằng, tên gọi của huyệt này do vị trí cúa nó ở gần xương cụt.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Toàn bộ cột sống từ cổ tới xương cùng dài và đủ mạnh để  Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở tại chót cuối của xương cụt sống lưng, tức là ở chỗ xương cụt của xương sống, là biệt lạc của mạch Đốc. Mạch đốc là một mạch dương dài, khí của nó rất cường thịnh, huyệt ở chỗ này gọi là Trường cường”.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Tên Hán Việt khác của huyệt Trường Cường là gì?

Khí chi Ầm-khích, Quyết cốt, Cùng côt, Mao-thủy côt, Quy mao, Mao lư, Tam-phân lư, Hà-xa lộ. Triêu-thiên-sầm, Thượng Thiên-thê, Tào-khê lộ, Mao-cốt hạ không.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Huyệt thứ:

1 Thuộc Đốc mạch.

Đặc biệt của huyệt Trường Cường là gì?

Lạc huyệt của Đốc mạch nối vói Nhâm mạch. Hội của Túc Thiếu-âm, Thiếu-dương.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Vị trí của huyệt Trường Cường ở đâu?

1. Vị trí xưa:

Đầu chót ở cuối xương cụt (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

2. Vị trí nay:

Huyệt ở giữa hậu môn và trưóc đầu xương cụt. Khi điểm huyệt nằm chồm hỗm hoặc chùm hum, đầu gối vào bụng.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trường Cường là gì?

là đường thớ hậu môn – xương cụt, có cơ thắt ngoài hậu môn, cơ nâng hậu môn bám vào đưòng thớ này. Dưới nữa là khoang dưới phúc mạc – Thẩn kinh vận động cơ do nhánh của dây thẹn trong. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S5 hoặc Col.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Hiệu năng của huyệt Trường Cường là gì?

Thông nhâm đốc, điều trường phủ.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Trường Cường là gì?

1. Tại chỗ :

Trĩ ra máu, sa trực trường, lở láy cơ quan sinh dục.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

2. Toàn thân:

ỉa chảy, liệt dương, tâm thần phân liệt.

Lâm sàng của huyệt Trường Cường là gì?

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thừa sơn trị ỉa ra máu (Bách chứng). Phối Tiếu-trường du trị bí đại tiểu tiện, đái lắt nhắt (Tư sinh).

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Âm Lăng-tuyền, Hợp cốc, Tam-âm giao có thể thúc đẻ. Phối Đại- trường du, Thừa sơn, Bách hội trị sa trực trường. Phối Hội dương trị đại tiện xuống huyết. Phối Bách hội, Thừa sơn, Khí hải trị sa trực trưồng.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Phối Hội dương, Bạch-hoàn du trị lở trực trường. Dùng kim tam lăng chích 4 phía quanh huyệt Trường cường 0,3 thốn, năn ra máu (sâu 0,5 – 1 thốn). Phối Yêu kỳ, Điên khôn trị động kinh. Phối Hội âm, Đại-trường du, Tiểu-trường du trị tiêu khó, cầu ra máu.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Phương pháp châm cứu của huyệt Trường Cường như thế nào?

1. Châm Thẳng, vào giữa bờ xương cụt và trực trường, sâu 0,5 – 1 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có thê’ lan tới hậu môn, có khi chạy tới Mạng môn, hoặc theo Đốc mạch.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 15 phút.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

Tham khảo của huyệt Trường Cường:

1. «Giáp ất» quyển thư 7 ghi rằng: “Cột sống lưng uống cong nảy ngược, đau tim khi ngắn, tiểu vàng sẻn, dùng Trường cường làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 9 ghi rằng: “Đau thắt lưng trên lạnh, thực thì cột sống cứng đơ, dùng Trường cường làm chủ”.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

3. «Giáp ất» quyến thứ 11 ghi rằng: “Tâm thần phân liệt như cuồng chạy bậy, da mặt dày, thực thì đầu nặng, ỉa chảy, bí tiểu, đại tiện tiểu tiện khó, nặng ở đì khó đi lại, dùng Trường cường làm chủ”.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

4. «Giáp ấl» quyển thứ 12 ghi rằng: “Trẻ con động kinh, co giật cứng côt sống, dùng Trường cường làm chủ”.
5. «Thiên kim dực» ghi rằng: “Trĩ ra máu, lở láy vùng sinh dục, châm vào 3 phân khi châm cảm giác rất đau là được. Cúi xuống đất để điếm huyệt. Cứu cũng tốt, ngày 5-10 lửa, một liệu trinh 7 ngày là đủ, không cần châm”.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

6. <<Ngọc long ca» ghi rằng: “Hễ trĩ ra máu, đau tim dùng Thừa sơn rất hiệu quả, thêm Trưởng cường, châm người bệnh rên đau là được” (Kỵ ban trĩ lậu tôi thương nhân, tâm thính Thừa sơn hiệu như thần, cánh hữu Trường cường nhất huvệt thị, thân ngâm đại thống huyệt vi chân).

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

7. Căn cứ “Linh khu – Kinh mạch” ghi rằng huyệt Trường cường là “Lạc huyệt” của Đốc mạch.
8. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi nơi kết của biệt lạc Thiếuâm.
9. Căn cứ “Đồng nhãn” ghi rằng Trưồng cường là nơi kểt hội của Túc Thiếu-âm, Túc Thiếu-dương.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

10. Theo “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi Trường cường là nơi hội của Đốc mạch, Túc Thái-dương, Thiếu-âm.
11. Huyệt Trường cường, theo “Giáp ất” gọi là Âm khích, “Trửu hậu” gọi là Ngư vĩ.

HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG
HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.