VỊ TRÍ HUYỆT TRUNG PHỦ Ở ĐÂU?
中府穴
L 1 Zhōng fǔ xué(Tchong Fou)
Xuất xứ của huyệt Trung Phủ từ đâu?
Sách «Tố vấn – Ly hợp chân tà luận thiên»
Tên Hán Việt khác của huyệt Trung Phủ là gì?
Ưng du, Ưng trung, Ưng- trung du, Long hạm.
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Trung Phủ là gi?
– “Trung” có nghĩa là trung khí, khí giao ở giữa, hay nói khác hơn là khí của trời đất. Nó lại chỉ trung gian giữa tạng phủ và trung tiêu.
– “Phủ” có nghĩa là tụ lại, là nơi khí của kinh này đổ về.
“Trung phủ” có ý nói khí của trời đất tích tụ lại ở trong ngực. Huyệt này là nơi khí của cả 2 kinh Phế và Tỳ cùng đổ về quy tụ lại ở đây để tạo thành huyệt khởi đầu cho kinh này. Do đó mà có tên Trung phủ (Lâu đài trung tâm).
Dương Thượng Thiện trong “Hoàng đế nội kinh minh đường” ghi rằng: “Huyệt Trung phủ, Phủ có nghĩa là tụ, Tỳ và Phế hợp khí lại ở nơi huyệt này cho nên gọi là Trung phủ”.
Là Huyệt thứ mấy của kinh Phế?
Huyệt thứ 1 Thuộc Phế kinh.
Đặc biệt của huyệt Trung Phủ là gì?
“Mộ huyệt” của Phế, Hội của Thủ túc Thái-âm.
Vị trí huyệt Trung Phủ ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Dưới huyệt Vân môn 1 thốn, ở trên vú, chỗ hỏm giữa xương sườn thứ 3, sờ tay vào có động mạch đập, nằm ngửa để điểm huyệt (Giáp ất). Dưới huyệt Vân môn 1,6 thốn giữa ngực đo ra 2 bên đều 6 thốn, nơi chỗ hỏm có động mạch đập (Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Ngang vói vùng ngoài thành ngực, ỏ khe gian sườn thứ 1, cách đưòng chính giữa ngực 6 thốn. Khi điểm huyệt nên ngồi thắng hoặc nằm ngửa.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trung Phủ là gì?
là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ ràng cua to, các cơ gian sườn 2. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh ngực to, dây ngực bé, dây răng to, đám rói thần kinh nách, dây gian sườn 2. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T2.
Hiệu năng của huyệt Trung Phủ là gì?
Thanh tuyên thượng tiêu, sơ điều phế khí.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Trung Phủ là gì?
Tại chỗ, Theo kinh:
Viêm khí quản, viêm phổi, hen suyễn, lao phổi.
Lâm sàng của huyệt Trung Phủ là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Ý xá trị nghẹn, tức ngực (Bách chứng). Phối Thiếu xung trị đau ngực (Tư sinh). Phối Dương giao trị sưng họng cấp (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đại chùy trị bệnh phổi. Phối Phế du, Không tối trị viêm khí quản mãn. Phối Định suyễn, Nội quan, Chiên trung trị hen phế quản. Phối Kêt-hạch huyệt, Phế-nhiệt huyệt, Phế du trị lao phổi. Phối Phế du, Đại chùy trị ho do ngoại cảm. Phối Phong môn, Hợp cốc trị tắc họng.
Phương pháp châm cứu của huyệt Trung Phủ như thế nào?
1. Châm Xiên, hướng mũi kim ra ngoài lên trên, sâu 0,5 – 1 thốn, có cảm giác căng tức tới trưóc ngực, có khi tê lan tói chi trên.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Trung Phủ:
1. Trong “Giáp ất kinh” gọi huyệt Trung phủ, với tên Ưng-trung du, là mộ huyệt của Phế kinh.
2. <<Tô vấn – Thích cấm luận» ghi rằng: “8 huyệt: Đại trử, ưng du, Khuyết bồn, Bối du có tác dụng tả nhiệt ở trong khoang ngực”.
3. «Giáp ất» quyên thứ 8 ghi rằng: “Bộ phận Phế đau gấp, trong ngực đau, sợ lạnh đầy tức ngực, áy náy lo lắng không vui, hay nôn ra chất đắng như mật, trong ngực nóng, suyễn, khí nghịch lên, khí cùng đi theo gây nhiều đờm dãi, không thở được, đau ở vai lưng do phong, ra mồ hôi, sưng mặt bụng, ăn vào nghẹn nuốt không trôi, sưng tắc cuống họng, thở rút vai, phế khí trướng đầy gây suyễn tức ngực, đau ê xương da, khi sốt khi lạnh bồn chồn nóng nảy, thì chọn huyệt Trung phủ để chữa”.
4. «Thiên kim» quyển thứ 17 ghi rằng: “Khí bôn đồn chạy lên chạy xuống trong bụng, đau xuyên tới thắt lưng thì cứu huyệt Trung phủ 100 lửa”.
5. «Thiên kim» quyển thứ 18 ghi rằng: “Ho khi nghịch lên, khí ngắn, đầy tức khí ăn không xuống. Cứu nơi mộ huyệt của Phế 50 lửa”.
6. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Trung phủ chủ về sình bụng, sưng tay chân, ăn không xuống, khó thỏ đầy tức ngực, đau vai lưng, nôn ọe, ho ngược, bộ phận phế đau gấp, khi sốt khi lạnh do Phế, trong ngực sợ sệt, nôn ngược do đởm nhiệt, ho khạc ra đờm dãi, phong ra mồi hôi, da đau mặt húp, thiếu khí không nằm được, thương hàn nóng trong ngực, lao lây truyền, bướu cổ”.
7. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Suyễn, cứu huyệt Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hoa cái, Phế du”
8. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Đầy tức ngục lại kèm nghẹn tắc, dùng huyệt Trung phủ, Đầy tức ngực lại kèm nghẹn tắc, dùng huyệt Trung phủ, Ý xá để hành khí”.
9. <<Giáp ất» ghi rằng Trung phủ là Mộ huyệt của Phế.
10. “Hoàng dê nội kinh minh đường” tác giả Dương Thượng Thiện ghi rằng Trung phủ là Hội huyệt của Thủ, Túc Thái-âm.
11. Trên lâm sàng thực tiễn chứng minh rằng, huyệt này có thể ngoài việc trị liệu được chứng ho dầy tức vùng ngực của kinh này, ló lại còn có thê trị được các chứng bệnh của Tỳ làm cho Ty khôi phục chức năng kiện vận giúp ăn ngon, càng trướng bụng. Ngoài ra, huyệt này còn có giá trị tham khảo thêm trong việc chẩn đoán lao phổi, đồng thời đây cũng là một trong những huyệt chính để trị lao phổi.