HUYỆT THIẾU PHỦ

少府穴
H 8 Shǎo fǔ xué(Chao Fou).

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Xuất xứ của huyệt Thiếu Phủ:

«Giáp ất».

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Tên gọi của huyệt Thiếu Phủ:

– “Thiếu” có nghĩa là nhỏ hay trẻ, ở đây nói đến kinh Thủ Thiếu-âm.
– “Phủ ” có nghĩa là nơi hội tụ tập, lâu dài.
Huyệt này nằm trong chỗ hổng xương nhỏ của xương đốt bàn tay, nơi mà tâm khí tụ tập lại đó, nên có tên là Thiếu phủ.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Thiếu phủ là Thủ Thiếu-âm Tâm mạch. Nó ở dưới nách chạy ra ngón tay út, giao với Thiếu phủ mà thông với Tiểu-trường là phủ của Tâm, nên gọi là Thiểu phủ”.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Tên Hán Việt khác  của huyệt Thiếu Phủ:

Đoài cốt.

Huyệt thứ :

8 Thuộc Tâm kinh.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Đặc biệt của huyệt Thiếu Phủ:

“Vinh” huyệt, thuộc “Hỏa”.

Mô tả của huyệt Thiếu Phủ:

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

1. VỊ trí xưa:

Thẳng ngang với huyệt Lao cung, giữa chỗ hỏm 2 xương giáp nhau ở sau đốt gốc xương ngón tay út (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

2. VỊ trí nay :

Khi nắm chặt các ngón tay lại, đầu mút của ngón tay út, chỉ vào đâu thì đó là huyệt (Giữa xương bàn tay thứ 5 và 4), huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiếu Phủ:

là cân gan tay giữa, cơ giun, bờ trong gân gấp ngón đeo nhẫn của cơ gấp chung nông và sâu, cơ gian cốt gan tay và mu tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 4 – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây giữa và trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C8

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiếu Phủ:

1. Tại chỗ:

Nóng lòng bàn tay, tê quắp ngón tay út.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

2. Theo kinh:

Đau quặn tim, hồi hộp, nhịp tim không đều, thấp tim.

3. Toàn thân :

Hít-tê-ri, đái dầm, tiểu không thông.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Lâm sàng của huyệt Thiếu Phủ:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Tam lý trị bí đái (Tư sinh).

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thông lý, Nội quan, Đại lăng trị nhịp tim không đều. Phôi Khúc trạch, Khích môn, Gian sứ trị thấp tim. Phối Nội quan, Tâm du trị tim hồi hộp, mạch kết đại. Phối Quan nguyên trị bí tiểu.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm thẳng, sâu 0,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 5′-10 phút.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

Tham khảo của huyệt Thiếu Phủ:

1. «Thiên kim» ghi rằng: “Âm hộ sưng đau, thực thì thò dài ra rồi khi sốt khi lạnh, đau gắt ở cơ quan sinh dục, đái dầm, nếu thiên về hư thì ngứa gắt mà khí nghịch, sán khí đột ngột làm tiểu không thông. Đầy tức bứt rứt thiếu khí, buồn sợ người ngoài, trong lòng bàn tay nóng, khuỷu nách co rút, đau trong ngực, tay co không duỗi ra được”.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiếu phủ chủ trị về đầy tức buồn bực, thiếu khí, buồn sợ người, lòng bàn tay nóng, cánh tay ê mỏi đau nhức, cùi chỏ nách co rút, đau ngực, tay không duỗi ra được, sốt rét lâu ngày không sốt, phát lạnh, sa dạ con, đau ngứa âm hộ, di niệu, sỉa dái, tiểu không thông, thỏ gấp”.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ

3. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt này là “Vinh” huyệt của Thủ Thiếu-âm kinh.
4. Huyệt Thiếu phủ có công dụng như Thần môn, cả hai đều có tác dụng trong bệnh tim, nhưng Thiếu phủ dùng chủ yếu trong bệnh tim do phong thấp, nhịp tim không đều, đau thắt tim. Còn Thần môn lại có tác dụng trị bệnh thuộc tâm thần, Hít-tê-ri và thần kinh suy nhược.

HUYỆT THIẾU PHỦ
HUYỆT THIẾU PHỦ
Bài trướcĐIỀU TRỊ TÁO BÓN NHƯ THẾ NÀO?
Bài tiếp theoHUYỆT THIẾU HẢI

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.