HUYỆT LIỆT KHUYẾT
列缺穴
L7 Liè quē xué (Lié Tsue)
Xuất xứ của huyệt Liệt Khuyết:
«Linh khu – Kinh mạch».
Tên gọi của huyệt Liệt Khuyết:
– “Liệt” có nghĩa là tình trạng phân kỳ hay tách ra.
– “Khuyết” có nghĩa là thiếu đi, chỗ hõm hoặc khe hổng.
Huyệt này ở trên cổ tay nơi mỏm xương quay hình trâm, nơi có lỗ hôm nó được xem như là lỗ hổng khuyết của tay và huyệt này lại là biệt lạc của kinh Thủ Thái-âm Phế, từ nơi đó nó có một nhánh tách ra kinh Thủ Dương-minh. Do đó mà có tên Liệt khuyết.
Tên Hán Việt khác của huyệt Liệt Khuyết:
Đồng huyền, Uyển lao.
Huyệt thứ:
7 Thuộc Phế kinh.
Đặc biệt của huyệt Liệt Khuyết:
Lạc huyệt các Thủ Thái-âm, biệt tẩu Dương-minh. Một trong bát mạch thông ở Nhâm mạch.
Mô tả của huyệt Liệt Khuyết:
1. Vị trí xưa :
Trên khớp cổ tay 1,5 thốn (Giáp ất). Chắp 2 bàn tay giữa hổ khẩu (ngón tay cái và trỏ), nơi đầu ngón trỏ cách cườm tay 1,5 thốn là huyệt làm dấu lấy bàn tay ra, để nghiêng một bên chỗ huyệt đưa lên, lấy ngón tay đè chỗ gần xương ấy có hõm là huyệt (Đại thành).
2. Vị trí nay :
Dưới xương quay nối vói thân xương, trên khớp cổ tay 1,5 thốn. Khi điểm huyệt làm động tác gấp ngửa bàn tay để tìm gân cơ ngửa dài. Huyệt trước và trong gân cơ ngửa dài.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Liệt Khuyết :
là bò trong trước của gân cơ ngửa dài, cơ gấp dài ngón. cái, chỗ bám của cơ sấp vuông vào xương quay – Thẩn kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giũa. Da vùng huyệt chi phoi bỏi tiết đoạn thần kinh C6.
Hiệu năng của huyệt Liệt Khuyết :
Tuyên phế khu phong, sơ kinh thông lạc, thông điều Nhâm mạch.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Liệt Khuyết:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh :
Ho, đau ngực.
3. Toàn thân :
Đau thần kinh 3 nhánh, cảm cúm, viêm khí quản, tiểu khó, các bệnh ở cổ gáy.
Lâm sàng của huyệt Liệt Khuyết:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Kinh cừ, Thái uyên trị nóng trong lòng bàn tay (Đại thành). Phối Thái uyên trị ho phong đàm (Ngọc long). Phối Hậu khê trị đau ngực, cổ (Thiên kim thập nhất huyệt). Bệnh ở đầu cổ thì tìm huyệt Liệt khuyết (Càn khôn sanh ý).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Hậu khê trị đau đầu cổ. Phối Dương khê trị viêm gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngón tay cái. Phối Hợp cốc trị đau răng. Phối Thiếu thương, Hợp cốc, Ngư tế trị sưng tắc họng. Phối Chiếu hải trị ho mãn tính.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, hướng mũi kim vào khớp khuỷu tay, sâu 0,5 – 1 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, đồng thời hướng lan tới khớp khuỷu tay. Khi trị viêm gân cơ dạng dài có thể hướng mũi kim ra ngoài, sâu 0,5 – 1 thốn, có cảm giác căng tức tại chồ.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Liệt Khuyết:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Nhiệt bệnh trước tiên thấy tay co giật, môi khô, mũi phập phồng, dưới mắt mồ hôi rịn ra như hạt châu, dưới rốn hai thốn cứng, đầy tức sườn hông, hồi hộp, dùng huyệt Liệt khuyết làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Trẻ con động kinh, dùng huyệt Liệt khuyết, đồng thời chọn Dương-minh lạc”.
3. «Thiên kim» quyển thứ 19 ghi rằng: “Nam giới đau trong dịch hoàn, tiểu ra máu ra tinh, cứu Liệt khuyết 50 lửa”.
4. «Đại thành» Quyển thứ 6 ghi rằng: Liệt khuyết chủ về trúng phong làm miệng méo mắt xếch, tay khuỷu yếu sức, bán thân bất toại, nóng trong lòng bàn tay, cấm khẩu, sốt rét khi nong khi lạnh, nôn ra bọt dãi, ho, thích cười, môị miệng há mở, hay quên, tiểu ra máu, tinh xuất đau đớn ở dương vật, tiểu tiện nóng, động kinh, tứ chi mặt mắt phù húp, đau nhức khớp vai, lưng
ngực lạnh run, không đủ khí để thỏ, lạnh toát cả người. Thực thì ngực lưng nóng, ra mồ hôi, tay chân (hùng húp nhanh dữ. Hư thì ngực lúng lạnh run, khí thiếu không đủ để thỏ.
5. «Trửu hậu ca» ghi rằng: “Thương hàn nhiệt chưa lui, răng ngậm chặt, cứng cổ gáy, nảy ngược, mắt trợn ngược, nên châm huyệt Liệt khuyết”.
6. «Thông huyền chỉ yêu phú» ghi rằng: “Ho hàn đàm, châm huyệt Liệt khuyết” (Khái thấu hàn đàm, Liệt khuyết kham trị).
7. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Suyễn gấp dùng huyệt Liệt khuyết, Túc Tam-lý” (Suyễn cấp Liệt khuyết, Túc Tam-lý).
8. «Tứ tông huyệt ca» ghi rằng: “Bệnh ở đầu cổ nên đùng huyệt Liệt khuyết” (Đầu hạng tầm Liệt khuyết).
9. «Linh quang phú» ghi rằng: “Đau đầu chính giữa hoặc một bên đầu tả Liệt khuyết” (Thiên chính đầu thông tả Liệt khuyết).
10. Căn cứ theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi huyệt này là “Lạc huyệt” của Thủ Thái-âm. Liệt khuyết cũng là một trong giao hội của Bát mạch thông với Nhâm mạch.
11. «Tô vấn – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm vào Thái-âm mạch ở tay ra huyết nhiều làm người chết ngay”. Khi châm ở Thủ Thái-âm trên cánh tay lỏ nhằm mạch máu làm chảy nhiều, nên xử trí cầm máu.
12. «Châm cứu đại thành» ghi trong “Tứ tổng huyệt ca” rằng: “Đỗ phúc Tam lý lưu, Yêu bối ủy trung cầu, Đầu hạng tầm Liệt khuyết, Diện khẩu Hợp cốc thâu”, tại sao bệnh ở đầu cổ lại dùng tới huyệt Liệt khuyết ? – Phế kinh tuy chưa tuần hành lên đến đầu cổ, nhưng nó có quan hệ biểu lý với đường kinh Đại trường. Liệt khuyết là “Lạc huyệt” của Phế kinh thông với Đại trường kinh, mà Đại trường kinh chạy từ tay lên đến đầu, chạy lên trên đến cô gáy miệng răng. Vì thế, Liệt khuyết chuyên trị các bệnh chứng ở đầu cổ. Mặt khác, Phế chủ bì mao của toàn thân, khi ngoại cảm phong hàn cũng thường xuất hiện chứng đau cứng đầu gáy. Huyệt Liệt khuyết nhờ tác dụng sơ phong giải biểu tuyên Phế thông lạc, nên cũng có thê’ thiện trị ở cổ gáy.