HUYỆT THÁI KHÊ 

太溪穴
K 3 Tài xī xué(Trae Tsri).

 

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

Xuất xứ của huyệt Thái Khê:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Thái Khê:

– “Thái” có nghĩa là lớn hay vĩ đại.
– “Khê” có nghĩa là khe ở núi.
Dòng chảy khí của Thận kinh tràn ngập ra khỏi Dũng tuyền, ngang qua Nhiên cốc, rối cùng hội tụ đổ về làm mạch ở huyệt này. Do đo mà có tên là Thái khê.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Thái khê là cái thung lũng (cốc) thông với khe (khê), khe thông với dòng suối nhỏ (xuyên). Thận tàng chí mà thích yên tỉnh, ra khe quá sâu để nuôi dưỡng cái chí lớn, nên gọi là Thái khê”.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

Tên Hán Việt khác của huyệt Thái Khê:

Lữ tê.

Huyệt thứ:

3 Thuộc Thận kinh.

Đặc biệt của huyệt Thái Khê:

“Nguyên huyệt”, “Du huyệt”thuộc “Mộc”.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

Mô tả của huyệt Thái Khê:

1. Vị trí xưa :

Sau mắt cá chân trong 0,5 thốn nơi chỗ hỏm trên gót xương chỗ có mạch nhảy (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

2. Vị trí nay:

Điểm giữa của đường nói bờ sau mắt cá mắt trong và mép trong gân gót, ngang với mỏm cao nhất của mắt cá trong.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thái Khê:

là khe giữa gân gót chân ở sau, gân cơ gấp dài ngón chân cái gân cơ gấp chung các ngón chân và gân cơ cẳng chân sau ổ trước, mặt trong-sau đầu dưới xương chày – Thần kinh lớp nông có dây thần kinh da cẳng chân trong của tiết đoạn thần kinh thắt lưng 5-cùng 1, lớp sau có dây thần kinh chày của tiết đoạn thần kinh cùng 1 – 2. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh Sl.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

Hiệu năng của huyệt Thái Khê:

Tư thận âm, thanh nhiệt, mạnh lưng gối, thối hư nhiệt, tráng nguyên dương, lý bào cung.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thái Khê:

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

1. Tại chỗ :

Đau cổ chân.

2. Theo kinh, toàn thân:

Viêm Bàng-quang, viêm thận, kinh nguyệt không đều, di tinh, đái dầm, đau răng, viêm họng mằn tính, ú tai, rụng tóc, suy nhược thần kinh, đau thắt lưng, liêt hạ chi, đau gót chân.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

Lâm sàng của huyệt Thái Khê:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Côn lôn, Thân mạch trị sưng chân khó đi (Ngọc long). Phối Tam lý, Liệt khuyết trị ho ra máu (Đại thành). Phối Hãm cốc, Thiếu-dương trị bứt rứt thích ợ (Đại thành). Phối Quan nguyên, Bạch-hoàn du trị tiểu tiện vàng (Tư sinh). Phối Chiêu hải, Trung chủ trị sốt rét lâu ngày (Tư sinh). Phối Trung chủ trị sưng họng (Tư sinh). Phối Thương dương trị hàn ngược (Bách chứng). Phối Côn lôn trị đau đầu gối chân lâu ngày (Trửu hậu ca).

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối An miên, Thái xung trị xoàng đầu chóng mặt gốc ở trong tai.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, có thê thấu tới Côn lôn, sâu 0,5 – 1 thốn, có cảm giác căng tức có khi như điện giật tê xuống gót chân – Khi trị đau gót chân thì mũi kim hướng xuống, bên trong mắt cá sâu 0,5 – 1 thốn tại chỗ có cảm giác như điện giật tê lan xuống đáy gót chân.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

Tham khảo của huyệt Thái Khê:

1. «Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Nhiệt bệnh mồ hôi không ra, lừ đừ muốn nằm, tiểu vàng, nóng ở bụng dưới, trong miệng đau, sưng trướng trong bụng, chứng quyết tâm thống đau như dùi châm, mạch tâm trầm, tay chân lạnh lên tới khớp khuỷu gối, suyễn, nôn mửa, đàm, trong miệng có cảm giác dẻo dính, thích ợ, hàn sán, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, lừ đừ muốn nằm, đái vàng, trừ sốt rét, đại tiện khó, họng sưng khạc ra máu, cục hòn trong bụng sốt lạnh, ho không thích ăn, đau hông sườn, thương hàn tay chân lạnh giá”.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

2. «Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Khạc ra máu, phát lạnh, dùng Thái Khê, Tam lý, Liệt khuyết, Thái uyên”.
3. «Y học cương mục» ghi rằng: “Đau nhức răng, cứu Thái khê.
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Sốt rét do han ngược dùng huyệt Thương dương, Thái khê” (Hàn ngược hề Thương dương, Thái khé nghiệm).
5. Theo “Đại toàn” huyệt này còn gọi là Lữ tế.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

6. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng: “Huyệt này là “Du huyệt” của Túc Thiếu-âm kinh, nó cũng là “Nguyên huyệt” của Túc Thiếu- âm kinh”.
7. Huyệt Thái khê có thể điều trị bệnh thuộc Tam-tiêu nặng về tư âm bổ thận. Châm huyệt này có thê’ trị hư suyễn do thận hư và phế thận đều hư, cũng có thể trị được thận dương bất túc, nhưng không thê’ làm ôn được chứng thận tiết của Thổ, lại có thể trị được thận khí bất túc, chứng đái dầm do Bàng-quang mất chức năng tự co và phù thũng do khí hóa ở Bàng-quang mất quyền tác dụng. Trên lâm sàng cần nên biện chứng để kết hợp mới thu được hiệu quả cao.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

8. «Châm cứu chân tủy»: Huyệt Thái khê theo phái Trạch Điền ở tại chính giữa mắt cá chân trong đo xuống 5 phân (Tương đương với Chiếu hải trong sách này), dùng đê’ trị đau họng, viêm tuyến biên đào, viêm tai giữa, suyễn, bệnh phụ nữ, là yếu huyệt của tạng Thận, thường dùng cứu.

HUYỆT THÁI KHÊ
HUYỆT THÁI KHÊ

9. Theo Soulié de Morant, tả huyệt Thái khê trong những trường hợp bệnh nhân hay buồn ngủ, trí não mò ám, hay càu nhàu và hay thỏ dài.
10. Xem: Ngư tê

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.