HUYỆT KHÚC TRÌ
曲池穴
LI 11 Qū chí xué (Tsiou Tchre)
Xuất xứ của huyệt khúc trì:
«Linh khu – Bản du»
Tên gọi của huyệt khúc trì:
– “Khúc” có nghĩa là gập cong khuỷu tay.
– “Trì” có nghĩa là cái ao.
Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví với một cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có chỗ hõm nên gọi là Khúc trì (Ao cong).
Tên Hán Việt khác của huyệt khúc trì:
Dương trạch, Quý cự.
Huyệt thứ:
11 Thuộc Đại trường kinh
Đặc biệt của huyệt khúc trì:
“Hợp” huyệt, thuộc “Thổ”.
Mô tả của huyệt khúc trì:
1. VỊ trí xưa :
Ngoài khuỷu tay, giữa xương khuỷu tay và xương quay, Khi điểm huyệt phải co tay vào ngực (Giáp ất), chỗ hõm đầu ngấn ngang mặt ngoài khuỷu tay khi co lại (Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Khi điểm huyệt co khuỷu tay vào, bàn tay vào ngực. Huyệt là chỗ đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt khúc trì :
là chỗ bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C6.
Hiệu năng của huyệt khúc trì :
Sơ tà nhiệt, lợi quan tiết, đuổi phong thấp, thanh nhiệt, hòa vinh dưỡng huyết, khu phong giải biểu.
Tác dụng trị bệnh của huyệt khúc trì:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh :
Liệt chi trên, đau thần kinh vai, đau cánh tay, ho.
3. Toàn thân :
Viêm phổi, cảm cúm, thương hàn, ngứa ngáy, dị ứng.
Lâm sàng của huyệt khúc trì:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Hợp cốc, Kiên ngung trị đau nhức cánh tay (Thắng ngọc). Phối Tam lý, Phục lưu trị nhiệt cao. Phối Hợp cốc trị nghẹt họng (Đại thành). Phối Dương cốc, Hợp cốc trị co rút gân ngón tay (Đại thành). Phối Tam lý, Hợp cốc trị thương hàn sốt cao (Đại thành). Phối Thần môn, Ngư tê trị mửa ra máu (Đại thành). Phối Dương lăng trị bán thân bất toại. Phối Thiếu xung trị sốt (Bách chứng). Phối Xích trạch trị đau khớp khủyu (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phoi Uyển cốt, Can du trị chứng chảy nước mắt. Phối Tam lý, Đại chùy trị phong mề đay. Phối Hợp cốc trị đau bụng. Phối Đại chùy, Hợp cốc, Ân đường, Thiếu thương trị ban chẩn. Phối Đại chùy, Hợp cốc, Thập tuyển trị sốt cao. Phối Túc Tam-lý, Nhân nghênh trị huyết áp cao. Phối Đại chùy, Thái xung, Túc Tam-lý, Hợp cốc trị tím do giảm tiếu cầu. Phối Thái xung, Huyết hải chữa dị ứng. Phối Túc Tam- lý, Phong trì trị chóng mặt hoa mắt. Phối Hợp cốc, Huyết hải trị phong mề đay. Phối Khúc trì thấu Tý nhu trị tràng nhạc (loa lịch).
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Huyệt này thẳng tói huyệt Thiểu hải sâu 2 – 2,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi có cảm giác như điện giật đến vùng vai hoặc xuống đến ngón tay. Có khi châm thẳng hơi xiên xuống ngón tay, sâu 1,5 – 2,5 thốn có cảm giác mút chặt căng lan ra có khi tới trước cánh tay hay vùng tai – Trong trường hợp trị liệt chi trên, châm mũi kim hơi hướng xuống mặt cong của khớp khuỷu sâu 0,5 – 1 thốn, có cảm giác như điện giật xuống mút ngón tay.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3 Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt khúc trì:
7. «Giáp ất» quyến thứ 7 ghi rằng: “Thương hàn dư nhiệt chưa dứt dùng Khúc trì để trị”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Trong ngực đầy tức, đau trước tai, đau răng, đau đỏ mắt, sưng cổ, nóng lạnh, khát uống nước vào thì mồ hôi ra, không uống thì da khô nóng, dùng huyệt Khúc trì làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau ở trong vai khuỷu tay khi co duỗi, tay không đưa lên cao được, cổ tay nặng dùng Khúc trì làm chủ”.
4. «Giáp ất» quyên thứ 11 ghi rằng: “Mắt không rõ ràng, đau cổ tay cấp, mình nong nổi nóng điên cuồng, yếu liệt chân, chân đi khập khểnh, bại xuội, dùng huyệt Khúc trì làm chủ”.
5. «Thiên kim»: Trị bướu ác tính, nốt đỏ dưới da (ẩn chẩn), tùy theo số tuổi mà cứu mấy lửa”.
6. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Khúc trì chủ trị về phong quanh khớp mắt cá chân, tay cánh tay sưng húp, đau trong khuỷu tay, bán thân bất toại, tà khí phong độc, chảy nước mắt sống, hay quên, phong mề đay, sưng tắc họng, không nói được, trong ngực bồn chồn bức rức, tay đùi đau nhức, gân yếu cầm vật khó khăn, kéo cung không lên, co duỗi khó khăn, phong tê, khuỷu tay teo cơ yếu sức, thương hàn dư nhiệt chưa dứt, da dẻ khô táo, điên rồ co rút (hysteria), đau ngứa trong người như có con gì bò, lột da thành lở, da dẻ nổi vảy ngứa, đàn bà kinh nguyệt không thông“.
7. «Tiêu u phú» ghi rằng: “Huyệt Kiên tỉnh, Khúc trì. Chân Quyền dùng kim châm trị đau cánh tay nhờ đó mà bắn được cung” (Kiên tỉnh, Khúc trì, Chân Quyền thích tý thông nhi phục xạ).
8. «Trửu hậu ca» ghi rằng: “Đầu gối sưng đau như chân hạc, đi đứng khó khăn, huyệt Xích trạch có thể thư cân giảm đau nhức, kết hợp thêm Khúc trì lại có hiệu quả hơn, phải nên tìm góc mà trị” (Hạc tất thũng thống nan di bộ, Xích trạch năng thư cân dông thông, cánh hữu nhất huyệt Khúc trì diệu, tầm căn nguyên lưu khả điều đình).
9. Sách “Thiên kim” còn gọi Khúc trì là Quỷ cự, “Thiên kim dực” gọi là Dương trạch.
10. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” thì’huyệt này là “Hợp” huyệt của Thủ Dương minh kinh.
11. Huyệt Khúc trì có công năng sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp, điều hòa trưởng vị, nó chẳng những trị được chứng giãn gân teo cơ, bán thân hoặc co quắp chi trên, huyệt hay dùng trong các chứng bệnh thuộc kinh lạc, mà lại còn đối với các chứng trên chính ở phủ Đại trường của nó, như trên mửa dưới ỉa, táo bón, kiết lỵ, trường ung cũng như các loại bệnh của phế như ho, đau họng, đau sưng tắc họng cũng có hiệu quả rất tốt.
12. Theo “Học viện y học Thẩm dương – Trung quốc”, châm huyệt Khúc trì và Túc Tam-lý làm cho gốc sunfit trong máu tăng lên.
13. Theo trường phái châm cứu Trạch Điền, thường dùng cứu,, đây là yếu huyệt trị bệnh ngoài da, bệnh mắt, dự phòng hóa mủ. Cứu huyệt này có thể làm cho sáng mắt, rõ mắt. Huyệt này với các loại bệnh chứng đều có thể phối hợp trị liệu có tính cách toàn thể.
14. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»: Phối hai huyệt Khúc trì và Hợp cốc, vì cả hai huyệt này đều thuộc Thủ Dương minh kinh nên chủ khí. Khúc trì chạy bao biến chỗ này qua chỗ khác chứ không giữ yên một nơi cố định. Hợp cốc hay bốc lên và tán ra ngoài. Hai huyệt ấy hợp với nhau thường thanh được nhiệt, tán được phong. Đó là phép trị rất thần hiệu để làm cho thượng tiêu được nhẹ mát, dựa vào lẽ khí khinh thanh thường hay bốc lên. Đầu là chỗ các dương kinh tụ hội, mà tai, mắt, miệng, mũi và yết hầu lại cũng đều là thanh khiếu. Bỏi thế, phàm huyệt nào có bẩm cái khí thanh dương đều hay chạy lên các thượng khiếu ở đầu mặt. Dùng cái nhẹ và hay bốc lên của Hợp cốc đê giúp sức chạy của Khúc trì lên trên các “Khiêu” ở đầu mặt để thực hiện tác dụng thanh tán, người ta có thể trục đuổi được tất cả các thứ tà uế, tiêu trừ được tất cả các rối loạn trở ngại. Tuy vậy, hai huyệt ấy mặc dầu có tính hay đi lên, nó không có mục đích nhất định, bỏi vậy muốn chuyên đạt đến một chỗ nhất định nào thì lẻ tất nhiên phải dùng thêm một vài huyệt làm hướng đạo như thế đường đi sẽ ngắn lại, sức mạnh sẽ dồn vào cả một nơi, công hiệu như thế hẳn sẽ mau thấy vậy. Bỏi thế nếu là đau đầu chóng mặt thì phải dùng thêm huyệt Phong trì, Đầu duy, mắt đỏ và có vảy cá thì phải dùng thêm Ty trúc không, Tình minh. Trị mũi, tỷ uyên thì phối với Nghênh hương, Hòa liêu, ù tai, điếc tai thi Thính hội, Ế phong. Miệng hôi, lưỡi nứt thì Thủy cấu, Lao cung. Sưng yết hầu, nghẹt họng thi Ngũ tế, Giáp xa. Nhức ràng, sưng lợi thì Hạ quan. Miệng méo mắt xếch thì Địa thương. Đó là quân thần hợp lực, tiêu bản cùng trị còn bệnh gì là không lành ?
15. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»: Tê là một bệnh do phong, hàn và thấp hợp lại mà sinh ra. Nếu phong khí thắng thì thành bệnh “Hành tý” vi lẽ phong có tính hay chạy, hàn khí thắng thì thành bệnh “Thống tý” vì lẻ hàn khí hay ngưng kết, thấp khí thắng thì thành “Trước tý” vì lẽ thấp khí hay nặng nề. Dùng phép phối hợp Khúc trì, Ủy trung, Hạ liêm làm chủ để trị bệnh Tà là nhà có Khúc trì khu phong hành thấp. Ủy trung sơ phong để lợi thấp. Hạ liêm thông dương để thẩm thấp, nếu hàn khí thắng thì kiêm dùng cả bổ lẫn tả. Tán hàn, khu phong và tán hàn, đồng thời dùng thêm các huyệt làm cho kinh được thư, lạc được thông, mà kinh lạc đã thư thông thì bệnh tê làm sao còn được nữa ?
16. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»: Phổi hai huyệt Khúc trì và Dương Lăng tuyền là vì Khúc trì ở tại bên trong cùi tay. Dương Lăng- tuyền thì lại nằm ở dưới đầu gối. Khuỷu tay và đầu gối, cả hai đều là chỗ quan tiết trọng yếu của cơ thể. Khúc trì hành huyết, thông kinh lạc, Dương Lăng-tuyền sơ kinh lợi tiết, cả hai đều có công dụng tuyên thông hạ giáng, thành thủ phối hợp lại nó giúp sức cho nhau làm cho công hiệu càng thêm rõ rệt. “Bách chứng phú” bảo phép này trị được bán thân bất tọai, đó là nói về cái công dụng chủ yếu. Vì suy rộng ra ta có thế hiểu là nó còn trị được các chứng như run giật, đau nhức khắp toàn thân và các chứng phong thấp. Hơn nữa, hai huyệt này lại còn có công dụng giáng trọc tả hỏa. Khúc trì thanh phế và chạy ra phần biểu. Dương Lăng-tuyền tả can và đởm để làm cho bên trong được yên. Nói rộng ra thi hễ can phế uất ức, đau trong hông ngực hoặc nhiệt khí kết ở trưởng vị, sình bụng, nước tiểu đục… ma dùng sức thanh lợi sơ tiết của phép nay thì chẳng chứng nào là không công hiệu. Xem đo ta thấy là cái hay của huyệt là do ở chỗ biết phối hợp mà dùng vậy.
17. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa »: Phối hai huyệt Khúc trì và Tam-âm giao là vì một âm, một dương cùng nhau phối ngẫu. Khúc trì tính hay chạy, thông suốt chỗ này qua chỗ khác nên thanh được nhiệt khu được phong. Tam- âm giao tức là chỗ tụ hội của cả tam âm, là chỗ mỏ đóng của ba kinh Can, Tỳ và Thận; lại cũng là chủ huyệt của huyết. Hai huyệt ấy phối hợp với nhau: Khúc trì nhập vào địa phận của Tam âm, cho nên hay làm mát dịu được nhiệt khí ở trong huyết, giải trừ được cái phong ở trong huyết làm cho ứ huyết phải tan, sự vận hành của huyết nhờ đó không còn bị trỏ ngại nữa. Bỏi thế, nên gặp các chứng sưng đau mà dùng phép này thì có hiệu quả, chứng lở láy vì độc dương mai còn lại, dùng phép này độc được tiêu trừ, mà lở cũng khỏi. Ngoài ra các chứng tê vì phong ôn, đau lưng, húp chân do cước khí, rung giật cho đến các chứng băng huyết, bạch đới của đàn bà như trưng hà, tích tụ, bế kinh mà dùng phép này thấy đều công hiệu.