HUYỆT PHONG PHỦ
風府穴
GV 16 Fēng fǔ xué (Fong Fou)
Xuất xứ của Huyệt Phong Phủ:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của Huyệt Phong Phủ:
– “Phong” nói đến gió, là một yếu tố gây ra bệnh tật.
– “Phủ” có nghĩa là tòa lâu đài.
Phong là tác nhân gây dương bệnh, tính đặc thù của nó là hay đi lên, đó củng là yếu tó chính liên quan tới các bệnh ỏ đầu và cổ gáy. Huyệt này ỏ bên trong đường chân tóc sau gáy, ỏ chỗ hõm giữa cơ thang của mỗi bên. Nó là nơi hôi tụ của Túc Thái-dương, Dương-duy và Đốc mạch. Huyệt có thể dùng để chữa bất cứ sự rói loạn nào do phong gây ra. Cho nên gọi là Phong phủ.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt này ỗ trên gáy đi vào chân tóc gáy lên phía trên 1 thốn, do tác dụng của huyệt này chữa trị được các bệnh phong như trúng phong, đó lưỡi khó nói, nên gọi là Phong phủ”.
Tên Hán Việt khác của Huyệt Phong Phủ:
Thiệt bản, Quỷ chẩm, Tào khê, Quỷ huyệt, Quỷ lâm, Nhiệt phủ.
Huyệt thứ :
16 Thuộc Đốc mạch.
Đặc biệt của Huyệt Phong Phủ:
Hội của Đốc mạch và Dương-duy mạch, Túc Thái-dương kinh.
Mô tả của Huyệt Phong Phủ:
1. VỊ trí xưa :
Chân tóc gáy đo lên 1 thốn, trong gân lớn (Giáp ất).
2. Vị trí nay :
Cúi đầu xuống thì gân cơ thang nổi lên ổ chỗ bám vào hộp sọ. Ngửa đầu lên thì khe xương hõm xuống có thê sờ được đáy hộp sọ. Huyệt ngay ỏ chỗ hõm giữa hai cơ thang ngang với đáy hộp sọ. Thường lấy ở chỗ hõm giữa gáy, trên chân tóc 1 thốn, giữa khe xương chẩm và đốt
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của Huyệt Phong Phủ:
là gân cơ thang, cơ bán gai hay cơ rói to, cơ thẳng sau đầu bé, màng chẩm-đội sau. Dưới nữa là óng hành tủy – Thần kinh vận động cơ là do ngành sau của 3 dây thần kinh sóng cô trên và nhánh của dây thần kinh sọ não só XI. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C3.
Hiệu năng của Huyệt Phong Phủ :
Khư phong tà, lợi cơ quan, thanh thần chí, tiết khí hỏa.
Tác dụng trị bệnh của Huyệt Phong Phủ:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh:
3. Toàn thần :
Tê tứ chi, trúng phong, bệnh tâm thần.
Lâm sàng của Huyệt Phong Phủ:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Bách hội trị phong giật (Hành châm). Phối Dương cốc trị loạn thần chạy bậy (Đại thành) Phối Nhị gian, Nghênh hương trị chảy máu mũi (Đại thành). Phối Thừa tương trị mất tiếng (Tư sinh). Phối Thiên dung, Lao cung trị nuốt đau cổ họng (Tư sinh). Phối Ngân giao trị cổ gáy cứng đau không cử động được (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hậu khê trị đau sau đầu. Phối Phong trì, Túc Tam-lý, Tam-âm giao trị đau Đầu, mờ mắt không nhìn rõ. Phối Đại chùy, Thân trụ, Bản thần, Yêu kỳ trị điên. Phối Bách hội, Thái-dương, Côn lôn trị đau đầu. Phối Phong trì, Nhân trung, Thái xung, Hợp cốc trị trẻ con động kinh. Phối Địa thương trị chảy nước dãi.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu Cấm cứu.
* Chú ỷ Bên dưới là hành tủy không được châm sâu hoặc chếch kim lên trên, nguy hiểm.
Tham khảo của Huyệt Phong Phủ:
1 «Giáp ất» ghi rằng: “Đau đầu, gáy không quay ngửa được, hoa mắt, mũi không thở được, khó thở, như suyễn, lưỡi rụt khó nói, châm Phong phủ làm chủ”.
1. «Thiên kim» ghi rằng: “Trẻ con động kinh, mắt trợn ngược tay chân không nâng lên được, cứu Phong phủ Phong phủ, Tề trung trị động kinh la như ngựa hí. Phong phủ, Côn lôn, Thúc cốt chủ trị nổi cuồng nói bậy liên miên. Phong phủ, Phế du chủ trị nổi cuồng chạy bậy muốn tự tử. Phong phủ, Thiên song, Lao cung chủ trị sưng đau họng. Phong phủ, Yêu du trị chân mất cảm giác”.
2. «Đại thành» ghi rằng: “Viêm mũi dị ứng dùng Phong phủ, Nhị gian, Nghênh hương“.
3. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Phong phủ là nơi hội của Đốc mạch, Dương-duy. cấm cứu vào Phong phủ.
4. Căn cứ vào “Đại thành” ghi rằng huyệt này là Thiệt bản, “Thiên kim phương” là Quỷ chẩm, Quỷ huyệt, “Bản sự phương” là Tào khê.
2. «Trung Quốc châm cứu học – Thừa Đạm Am»: Ngày xưa Tào Tháo bị chứng nhức đầu quá độ, nhờ Hoa Đà châm huyệt này thì bớt.
3. Sách xưa bảo cứu huyệt này làm bệnh nhân câm.