HẬU KHÊ 

后溪穴
SI 3 Hòu xī xué

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

Xuất xứ của huyệt Hậu Khê:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Hậu Khê:

– “Hậu” có nghĩa là sau hay đằng sau
– “Khê” có nghĩa là khe, suối.
Huyệt nằm ngay đằng sau đầu nhỏ của xương bàn tay thứ 5, trên cuối nếp gấp ngang của lòng bàn tay, nó cao hơn Tiền cóc. Ngoài ra, vị trí của huyệt này là nơi cơ bắt đầu trỏ nên nhiều hơn. dồi dào hơn, giống như nước tích lũy đê tạo thành 1 dòng suối, do đó mà có tên là Hậu khê (suối sau)
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở bờ ngoài ngón út sau chỗ trũng ở khớp này, khi bàn tay nắm lại, chỗ huyệt có cơ bắp nổi lên như đỉnh núi, đè vào đó có chỗ giống như nơi cong của khe nhỏ nên gọi  là Hậu khê”.

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

Xuất xứ của huyệt Hậu Khê :

«Linh khu – Bản du».

Huyệt thứ:

3 Thuộc Tiểu trường kinh

HẬU KHÊ
HẬU KH

Đặc biệt của huyệt Hậu Khê:

“Du” huyệt. Thuộc “Mộc”. Một trong bát mạch giao hội huyệt thông với Đốc mạch

Mô tả huyệt của huyệt Hậu Khê:

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

1. Vỉ trí xưa :

Chỗ hõm phía sau đốt gốc ngón tay Út ở ngoài (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

2. VỊ trí nay:

Nắm bàn tay lại, nơi chỗ hõm của khớp xương ngón tay út và xương bàn tay. Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay ở bờ trong bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim ở bàn tay.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hậu Khê :

là cơ dạng ngón út, bờ trong cơ gấp ngắn ngón tay, cơ ngon út, bồ trong đầu dưới xương bàn tay số 5 – Thán kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thản kinh C8.

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

Hiệu năng của huyệt Hậu Khê:

Thanh thần chí, nội nhiệt, thông Đốc mạch, củng cố biểu phận, thư cân mạch.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hậu Khê:

1. Tại chỗ, Theo kinh :

Ngón tay út co duỗi khó, đau cứng cổ gáy, đau đầu, ù tai.

2. Toàn thân :

Động kinh, sốt rét, tâm thần phân liệt, mồ hôi trộm, suy nhược thần kinh.

Vị trí huyệt Hậu khê

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

Lâm sàng của huyệt Hậu Khê:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Hoàn khiêu trị đau vế đùi (Bách chứng). Phối Lao cung trị hoàng đản (Bách chứng). Phối Hợp cốc trị chứng đàm, hàn nhiệt (Đại thành). Phối Gian sứ, Bách lao, Khúc trì, trị nhiệt nhiều hàn ít (Đại thành). Phối Bách lao, Khúc trì trị hàn nhiều nhiệt ít (Đại thành). Phối Âm khích ra mồ hôi trôm (Bách chứng). Phối Cưu vĩ, Thần môn trị động kinh (Thắng ngọc). Phối Liệt khuyết trị đau ngực, cổ (Thiên kim thập nhát huyệt).

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Gian sứ, Đại chùy trị sốt rét cách nhật. Phoi Phong phủ trị đau đầu, đau cổ. Phối Nhân trung, Điều khẩu thấu tới Thửa sơn, Đại chùy trị nóng bỏng vùng lưng vai. Phối Ân môn, Ấp thống điểm, huyệt tương ứng 2 bên cột sống trị bổ té cấp tính vùng lưng, hoặc tốn thương vì lao động mãn tính. Phối Phong trì, Bách hội trị nhức đầu hoa mắt. Phối Đại chùy trị sốt rét. Phối Âm khích trị ra mồ hôi trộm. Phối Thân mạch trị đau nhức ở đầu xuống vai.

Phương pháp châm cứu

1. Châm Thẳng, Khi châm bóp bàn tay lại để châm cho dễ, sâu 1,5-2 thốn, tại chồ có cảm giác căng tức có thể lan tới cả bàn tay. Khi điều trị ngón tay co rút có thể châm mũi kim tới Hợp cốc.
2. Cứu 1 – 3 lửa
3. Ôn cứu 5-15 phút

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

Tham khảo của huyệt Hậu Khê:

7. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: ” lạnh, sốt lạnh, vai cánh tay khuỷu tay đau, cứng gáy không xoay trổ được, mình sốt đầy tức buồn bực, sợ lạnh, mắt đỏ loét, mắt sinh màng che, đau đột ngột, chảy máu cam, chảy mũi nước, điếc, đau nặng cánh tay khuỷu tay vảy ngứa, đau trong ngực xuống cánh tay, chảy nước mắt sống, cứng cổ gáy, mình lạnh, cứng gáy, dùng Hậu khê làm chủ”.
2. «Dại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hậu khê chủ về sốt rét, mắt đỏ sinh ế, chảy máu cam, điếc, đầy tức ngực, cứng cố gáy, tâm thần phân liệt, co rút cánh tay-khuỷu tay, vảy lở”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh sưng hàm cổ, dùng Hậu khê làm chủ”.
4. «Giáp ất» quyển thứ li ghi rằng: “Phát cuồng rồi gây ra điên bị lui bị tới nhiều lần, dùng Hậu khê làm chủ”.
5. «Thắng ngọc ca» ghi rằng: “Dùng Hậu khê, Cưu vĩ, Thần môn trị các loại động kinh rất hay” (Hậu khê, Cưu vĩ, cập Thần môn, trị liệu ngũ khôn lập tiện thuyên)
6. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Du” huyệt của Thủ Thái-dương kinh, Hậu khê lại là nơi bát mạch giao hội thông với Đốc mạch.
7. «Tiệp pháp» ghi rằng: “Hậu khê chữa tay chân co quắp, co duỗi khó khăn, tay chân đều run không thể bước đi cầm nắm, cô gáy đau không thể quay đầu, gò má sưng đỏ, hầu họng sưng tắc uống nước không xuống, hai kinh Tâm phế nhiệt bệnh, đau hai bên hạch cổ, bệnh nhiệt của Phế và Tam-tiêu, sưng một bên hạch cổ, đau hai hàm dưới, đau khớp hàm không mỏ được, điếc tai, đầy hơi, đau nhức trong tai.”

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ

8. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt này trong trường hợp vì bị tự kỷ ám thị, bị thọ độc, nên người bệnh hay buồn bả, sợ sệt, trí não mê mò.
9. Lý giải đặc điểm chủ trị của huyệt Hậu khê ? Huyệt Hậu khê thường dùng đê’ trị đau cứng gáy, vì kinh Thủ Thái-dương Tiểu trường và đầu gáy có quan hệ trực tiếp. Hậu khê thuộc du huyệt của Tiêu-trường kinh, lại là một trong bát mạch giao hội huyệt thông với Đốc mạch, Đốc mạch tuần hành ở đầu gáy, lưng-thắt lưng. Người đời nay đem công dụng của Hậu khê khái quát thành một câu “Dầu cảnh Hậu khê thủ”. Huyệt Hậu khê có khi còn dùng vào trong chứng đau lưng-thắt lưng, đây cũng là duyên có vì Hậu khê thông vói Đốc mạch. Hậu khê lại còn có thể trị chứng ra mồ hôi trộm, “Bách chứng phú” ghi “Hậu khê trị ra nhiều mồ hôi trộm”. Tâm chủ huyết, mồ hôi cùng huyết cùng nguồn (đồng nguyên), mồ hôi là dịch của Tâm. Tiêu trường và Tâm tương quan biểu lý, kinh mạch, kinh cân, lạc mạch của nó đều thông ỏ Tâm, cho nên châm huyệt Hậu khê có thê dưỡng Tâm huyết, điều Tâm khí, cố Tâm âm, âm dương của Tâm bình hoành thì đạo hãn tự cầm vậy. Ngoài ra, kinh Tiểu trường tuần hành họng đến khóe mắt, vào trong tai, nên Hậu khê lại có thê trị các chứng họng-thanh quản sưng đau, bệnh mắt và ù điếc.

HẬU KHÊ
HẬU KHÊ
Bài trướcHẬU HỢP CỐC
Bài tiếp theoHIẾP ĐƯỜNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.