HUYỆT THỪA SƠN
承山穴
B 57 Chéng shān xuén (Tchreng Chann)
Xuất xứ của huyệt Thừa Sơn:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thừa Sơn:
– “Thừa” có nghĩa là giữ, nâng đỡ.
– “Sơn” có nghĩa là núi.
Huyệt nằm nơi cao nhất ở những cơ trên mặt sau của chân, ở đây nó được ví như một ngọn đồi nhỏ. Đồi nhỏ này là yếu tố quan trọng trong việc duy trì một thế thẳng đứng, do đo mà có tên là Thừa sơn.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Nói Thừa tức là chịu đựng trọng lượng toàn thân như núi, nên gọi là Thừa sơn”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thừa Sơn:
Ngư phúc, Nhục trụ. Trường sơn.
Huyệt thứ:
57 Thuộc Bàng-quang kinh.
Mô tả của huyệt Thừa Sơn:
1. VỊ trí xưa :
Dưới bắp chân, chỗ hỏm của 2 khe bắp thịt (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Khi điểm huyệt nảy bàn chân sẽ hiện rõ khe cơ. Huyệt dưới bắp cơ của cơ sinh đôi, ở điểm khoảng giữa gót chân và khoeo. Huyệt ngay chỗ hỏm (khi nảy chân sẽ có chữ A).
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thừa Sơn:
là góc giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, góc giữa cơ gấp dài các ngón chân và cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chày sau, màng gian cốt – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn
Hiệu năng của huyệt Thừa Sơn:
Thư cân lạc, lương huyết, điều phủ khí, trị trĩ.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thừa Sơn:
1. Tại chỗ, theo kinh :
Đau thắt lưng đùi, đau thần kinh hông, co rút bắp chân, liệt chi dưới.
2. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Thừa Sơn:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Phục lưu, Thái xung, Thái bạch trị tiện huyết (Đại thảnh). Phối Giải khê, Thái bạch, Đái mạch trĩ sưng sau khi đại tiện (Đại thành).
Phối Phục lưu trị ỉa chảy, ỉa ra máu (Đại thành). Phối Thương khâu trị trĩ (Dại thành). Phối Tỳ du, Tỉnh cung, Trường cường trị ỉa ra máu (Đại thành). Phối Trung phong trị ỉa chảy, vọp bẻ (Đại thành). Phối Thái khê trị đại tiện khó (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Nhị bạch trị trĩ. Phối Trường cường, Thừa phù trị sưng ngứa đau nhức hậu môn. Phối Tam-âm giao trị viêm dịch hoàn. Phối Côn lôn trị đau gân gót chân. Phối Chiếu hải trị vọp bẻ bắp chân. Phối Chương môn, Bàng-quang du, Đại-trưòng du trị bí ỉa. Phối ủy trung trị đau cột sống thắt lưng.
Phương pháp châm cưu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan tới nhượng chân – Khi trị đau dây thần kinh hông, châm sâu có cảm giác như điện giật lan xuống đáy bàn chân.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Thừa Sơn:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Chảy máu cam, chảy mũi nước, đau cột sống thắt lưng, bắp chân nặng đau, run không đứng lâu được, bắp chân như bị rách, đau co bắp chân gót chân, chân đau co dẫn đến vùng bụng dưới, sưng họng thanh quản, đại tiện khó, chọn huyệt Thùa sơn làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Cứu Thừa sơn trị vọp bẻ, tùy theo tuổi để cứu bao nhiêu lửa, rất thần hiệu”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Đại tiện bón, thương hàn thủy kết”.
4. «Đại thành» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đại tiện xuống máu, dùng Thừa sơn, Tỳ du, Tinh cung, Trường cường, Hoắc loạn vọp bẻ dùng Thừa sơn, Trung phong”.
5. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Các loại trĩ rò dùng Thừa sơn và Trường cường” (Cửu ban trĩ lậu tối thương nhân, tât thích Thừa sơn hiệu nhược thần, cách hữu Trường cường nhất huyệt thị, thân ngâm đại thông huyệt vi chân).
6. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Ngực tâm đầy tức dùng Âm Lăng-tuyền, ăn uống ngon châm Thừa sơn, vọp bẻ chân, hoa mắt dùng Nhiên cốc, Thừa sơn” (Tâm hông bĩ mãn Am Lăng-tuyền, châm đáo Thừa sơn ầm thực mỹ. Cước nhược chuyển cân nhãn phát hoa, Nhiên cốc, Thừa sơn pháp tự cô).
7. Theo “Giáp ất”, huyệt Thừa sơn còn có tên khác là Ngư phúc, Nhục trụ. Theo “Y tâm phương” gọi là Trưồng sơn.
8. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»: Thừa sơn là huyệt thuộc Túc Thái-dương Bàng-quang kinh, đường này đi xuống dọc theo cột sống. Bàng-quang và Thận có quan hệ biểu lý nên có thê’ làm điều hòa được khí Ở Đại, Tiểu-trường và hạ tiêu – Túc Tam-lý từ ngực đi xuống bụng, có liên hệ biểu lý với Tỳ.
Do đó, nó có thể làm sơ thông được khí trệ ỏ vùng ngực bụng. Thừa sơn phối với Túc Tam- lý có tác dụng thông điều trưòng vị. Một khi trường vị hòa thì nhiệt độc được thanh dĩ nhiên bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi. Tỳ vị mạnh thì sinh tân dịch, khi gân mạch được nuôi dưỡng thì chứng vọp bẻ sẽ hết, bệnh ứ trệ sẽ thay đôi, khí trệ sẽ tiêu khí huyết điều hòa thì đau nhức lui.
Kết hợp châm thêm Trung phong làm cho gân được thư thái không còn co rút, thêm Cách du làm cho hạ khí nghẹt ỗ ngực. Châm Tam lý, Thừa sơn có thê’ trị ứ huyết trong bụng.
9. Tại sao huyệt Thừa sơn lại trị được bệnh trĩ? – “Ngọc long ca” cho rằng: “chín loại trĩ dò, châm Thừa sơn rất hiệu quả” (Cửu ban trĩ lậu tôi thương nhân, cánh hữu Trường cường nhát huyệt thị, thân ngâm đại thông huyệt vi châm).
Thừa sơn trị bệnh trĩ sao lại có công hiệu hay đến thế ? Đây là do duyên cớ kinh biệt của kinh Túc Thái-dương Bàng quang nhập vào hậu môn. “Linh khu – Kinh biệt” ghi rằng: “Kinh Túc Thái dương chi chính, tách biệt nhập vào trong khoeo chân, một đường đi của nó đi xuống dưới xương cùng cụt 5 thốn, tách biệt nhập vào giang môn”.
Thừa sơn là du huyệt của kinh Bàng quang, khí của nó có thê đi theo kinh biệt thẳng đến hậu môn đê có tác dụng nâng lên và tiêu sưng trĩ.