HUYỆT THÂN TRỤ
伸柱穴
GV 12 Shēn zhù xué (Chenn Tchou).
Xuất xứ của huyệt Thân Trụ:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thân Trụ:
– “Thăn” có nghĩa là mình, từ cổ tới bẹn được gọi là Thân.
– “Trụ” có nghĩa là cột nâng đỡ, ở đây có ý nói đến cột sống nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
Huyệt ở ngang vói Phế du. Phế liên lạc với khí của toàn cơ thể. Do đó mà có tên là Thân trụ.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở dưới giữa đót sống lưng thứ 3, nói rằng cốt trụ ở trên, ngang nối với hai bên vai là trụ cán của toàn thân, cho nên gọi là Thân trụ”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thân Trụ:
Trần khí, Hòa-lợi khí.
Huyệt thứ :
12 Thuộc Đốc mạch.
Mô tả của huyệt Thân Trụ:
1. VỊ trí xưa:
Dưới đốt sống lưng thứ 3 (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Khi điểm huyệt ngồi hơi cúi đầu xuống. Dưới gai đốt sống thứ 3, nơi chỗ hỏm.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thân Trụ:
là gân cơ thang, gân cơ trám, cơ gối cô, cơ gai dài của lưng, cơ ngang vai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng. Dưới nữa là ống sống – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối cổ, các nhánh củạ thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thân Trụ:
1. Tại chỗ:
2. Toàn thân:
Viêm khí quản, viêm phổi, suyễn, lao phổi, bệnh tâm thần, ý bệnh (It-tê-ri). Huyệt trị bệnh tâm thần phân liệt, đau cột sống thắt lưng, sốt rét rất có hiệu quả.
Lâm sàng của huyệt Thân Trụ:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Bản thần trị điên (Bách chứng). Phối Đào đạo, Phê du, Cao hoang trị suy nhược do ngũ lao, thất thương (Càn khôn sanh ỳ).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đại chùy, Phong môn trị ho gà. Phối Quan nguyên, Túc Tam-lý (cứu) trị chứng bệnh còi xương. Phối Đại chùy, Phế du trị viêm khí quản mãn tính. Phổi ủy trung trị đinh nhọt mới phát. Phối Mệnh môn trị động kinh trẻ con. Phối Can du, Cân súc, Dương Lăng-tuyền trị tê liệt trẻ con, co rút. Phối Đại chùy, Yêu kỳ trị động kinh. Phối Trung chử, Nhân trung trị đau cứng cột sống thắt lưng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, mũi kim hướng lên, sâu 0,7 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc nặng hoặc lan ra dưới vai. Không nên châm sâu quá.
2. Cứu 3 – 5 lửa. Khi cứu nên cân thận
3. Ôn cứu 10-20 phút.
Tham khảo của huyệt Thân Trụ:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Thân trụ chủ về mình sốt chạy bậy, nói xàm thấy quỷ, co giật, dùng Thân trụ làm chủ. Động kinh như muốn chết, dùng Thân trụ làm chủ”.
2. «Ngoại dài» ghi rằng: “Sách Bị cấp trị trúng phong không nói được, cứu ở trên cột sống thứ 3 hoặc thứ 5 một trăm năm mươi lửa”.
3. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Thân trụ kết hợp vói Bản thần trị bịnh tâm thần phân liệt rất hiệu quả” (Kiêm Bản thần huyệt trị diên tật diệu).
4. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Đột ngột ho đau lưng – thắt lưng, dùng Thân trụ cứu vào thì nhẹ” (Hốt nhiên khái thấu yêu bôi thống, Thân trụ do lai cứu tiện khinh).
5. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Tâm thần phân liệt dùng Thân trụ, Bản thần” (Điên tật tất Thân trụ, Bản thần chi lệnh).
6. Thân trụ là một trong những yếu huyệt của phái Trạch Điền (Nhật bản), thường dùng cứu đê’ trị đau đầu kinh niên, chóng mặt, suyễn, động kinh, trẻ con cam tích, sa trực trường.
7. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, tả huyệt Thân trụ đê trị các chứng bệnh thuộc loại thần kinh bị kích động (vì thê chất nhiều hỏa) như: cuồng rồi nói sảng, điên cuồng rồi phá phách, luôn tay luôn chân, muốn cắn, muốn xé, có khi muốn giết người nữa. Bệnh nhân nói luôn miệng nhưng ý tưởng rời rạc, trong thòi gian đó khi cười hát hét bệnh nhân lại có tính sợ nước nhất là khi nghe tiếng nước chảy. Nhưng thỉnh thoảng bệnh nhân lại có những lúc tinh thần say đắm, trong thời gian đó bệnh nhân sợ cảnh cô quạnh, sợ bóng tói, có cảm giác như nghe tiếng này thấy vật nọ.